22.12.17
20.12.17
Duyên cộng hưởng: vừa cho vừa nhận
Lần đầu đặt chân đến Tịnh xá Ngọc Phương, thầy cảm nhận nơi
đây có một đạo tràng nề nếp và tu tập trang nghiêm. Điều đó đã khiến thầy rất hạnh
phúc. Thầy cũng cảm nhận có sự cộng hưởng tổng thể được đóng góp bởi mỗi thiền
sinh. Mỗi phật tử tu tập đã tạo nên sự cộng hưởng chung thành một tập thể
trang nghiêm, thanh tịnh.
Thương yêu và Thái độ sống là một chủ đề ý nghĩa vì thương
yêu mang tính chất giao hòa giữa cuộc sống, nhưng thương yêu phải tỉnh thức. Tỉnh
thức có ý nghĩa chuyên sâu hơn nhưng lại không xa rời thực tại cuộc sống.
Thầy nhận ra mình được tiếp xúc với sự thương yêu và cộng hưởng lớn ở nơi tu tập này. Ai ở trong một trường cộng hưởng như
vậy đều được nhận hạnh phúc, bởi cộng hưởng chính là vừa cho, vừa nhận. Ví
như khi chúng ta cho đi một năng lượng tỉnh thức thì năng lượng ấy được phóng
ra đến toàn thể mọi người; cũng như khi ta nhận lại năng lượng thì cũng nhận được
nguồn năng lượng ấm áp từ mọi người. Từ ngữ cộng hưởng thực sự có ý nghĩa rất
hay, sâu sắc và bao trùm. Sự cộng hưởng ấy không chỉ giữa con người với con người
mà còn cộng hưởng đến sinh vật muôn loài, con sâu, cái kiến, và cả những thế giới
có xúc cảm. Thế nên mới có câu: “Vô tình bụi, đất, đá, cây bao đồng”. Bụi đất
làm tốt phần của bụi đất, bụi đất không cần nghĩ phải làm cho cây
trái xanh tốt nhưng chỉ cần bụi đất làm tốt phần của mình là cây
trái cũng vô tình được hưởng những điều tốt đẹp của bụi đất mà tự nhiên xanh
tươi.
13.11.17
Sen xưa nay vẫn tươi màu
Hôm nọ có chút hương thiền thoảng qua.
Đến rồi đi.
Đi rồi đến với thời gian.
Đến rồi đi.
Đi rồi đến với thời gian.
20.10.17
Cảm ơn Người Hộ Khóa Vòng Ngoài
Thay lời những người được ngồi bên trong Phương Thảo Am 10 ngày qua cảm ơn các vị hộ khóa.
Hồi hướng công đức này cầu mong cho mọi người đều được bình yên, đều được hạnh phúc.
https://banmaihong.wordpress.com/2017/10/20/nguoi-ho-khoa-vong-ngoai-nguyen-hoa/
Và cảm ơn hai cô Nguyên Hoa và Chúc Quả chia sẻ niềm vui này đến với nhiều người.
Hồi hướng công đức này cầu mong cho mọi người đều được bình yên, đều được hạnh phúc.
https://banmaihong.wordpress.com/2017/10/20/nguoi-ho-khoa-vong-ngoai-nguyen-hoa/
Và cảm ơn hai cô Nguyên Hoa và Chúc Quả chia sẻ niềm vui này đến với nhiều người.
29.9.17
21.9.17
6.9.17
26.8.17
Bài thơ tên là ĐÊM NGHE LÁ RỤNG
Người làm thơ gọi bài thơ mình làm là SỐNG CHỈ MỘT LẦN.
Rất tình và rất đạo.
Người đọc thơ thấy thơ mình đọc như một tiếng vọng giữa đêm dài hiu hắt.
Rất đạo và rất tình.
Lòng vương vấn bóng hình một pháp lữ vừa đã vội qua đi.
Mượn, xếp lại đôi lời thơ đã viết.
Đêm Đông nghe lá rụng xót xa nhiều.
Rất tình và rất đạo.
Người đọc thơ thấy thơ mình đọc như một tiếng vọng giữa đêm dài hiu hắt.
Rất đạo và rất tình.
Lòng vương vấn bóng hình một pháp lữ vừa đã vội qua đi.
Mượn, xếp lại đôi lời thơ đã viết.
Đêm Đông nghe lá rụng xót xa nhiều.
29.6.17
Lặng lẽ
PTA: Lặng lẽ là bài thơ được xin từ trang cá nhân của nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ. Những người làm trang này đọc tới đọc lui thấy bài thơ hay quá. Lặng lẽ là thơ thiền cũng phải, và là thơ tình cũng đúng. Mà nói Lặng lẽ chẳng phải tình chẳng phải thiền gì cả, cũng đúng. Lặng lẽ là lặng lẽ, chỉ tạm gọi để chia sẻ. Cảm ơn nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ. Chúc anh luôn khỏe và tiếp tục lặng lẽ sáng tác.
LẶNG LẼ
Lặng lẽ đi qua nơi nào có Phật
Trong tâm tôi Phật choán khoảng trời
Lặng lẽ đi qua nơi nào không Phật
Ồn ã buồn vui những chuyện cuộc đời
LẶNG LẼ
Lặng lẽ đi qua nơi nào có Phật
Trong tâm tôi Phật choán khoảng trời
Lặng lẽ đi qua nơi nào không Phật
Ồn ã buồn vui những chuyện cuộc đời
23.6.17
Trăng
PTA: Đêm cuối tháng Năm không trăng, mời mọi người thưởng bài thơ Trăng của nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ.
Chạy mãi theo trăng quên ngọc quý
Câu thơ hay nhất tự tâm mình
Một mai trăng khuyết chìm sau núi
Ngôn ngữ không đùa được tử sinh
HỒ NGẠC NGỮ
Chạy mãi theo trăng quên ngọc quý
Câu thơ hay nhất tự tâm mình
Một mai trăng khuyết chìm sau núi
Ngôn ngữ không đùa được tử sinh
HỒ NGẠC NGỮ
13.6.17
Đường da rùa
PTA: Đường da rùa dẫn lối trên cỏ thơm. Ai rời Phương Thảo Am cũng nhớ con đường này. Dù qua lại ít nhiều, dường như ai cũng đã một lần sụp chân trên da rùa vì thất niệm. Chính tôi, sgk, tác giả của những tấm da rùa này đã từng sụp chân như thế. Tác giả của tấm hình dưới đây, cô Ch. Q., cũng đã từng bị bong sưng chân ở Phương Thảo Am. Còn tác giả bài thơ này là chú H.T.P., chuyên gia đi thiền tại PTA. An vui cùng cỏ hoa. Say hương cùng phương thảo là trải nghiệm thực của chú. Vui say như H.T.P. rất thường nhưng chẳng thường. Chẳng thường mà thường. Đó là cái vị ở PTA. Xin chia sẻ cùng bạn.
11.6.17
Tiểu Kinh Malunkya (Kinh Trung Bộ Số 63)
PTA: Đây là một bài kinh mà người học pháp tu thiền nên đọc học.
Nội dung bài kinh có thể giúp chúng ta biết được Đức Phật đã dạy những gì và
không dạy gì? Và tại sao như thế? Biết được như thế thì chúng ta cũng có thể biết
được mình nên học những gì và không nên học gì khi mình có duyên được học pháp
tu thiền. Điều này trở nên cần thiết, nhất là khi quỹ thời gian của mình không
có nhiều. Mỗi ngày qua là một lần cuộc sống của chúng ta ngắn lại.
Pháp Phật quý vô cùng. Thực hành thiền là con đường giải mê
thoát khổ.
Đứng trước biển pháp rừng thiền, chúng ta biết chọn học điều
gì trước, thực hành như thế nào trước cho phù hợp, cho yên ổn? Điều gì là căn bản,
điều gì cần ưu tiên?
Về mặt lý thuyết, bài kinh này có thể soi sáng.
Về mặt thực hành, nếu chúng ta đang có dành thời gian để
trầm tư về cuộc sống nặng tính tư tưởng, triết lý, thì thử hỏi mình xem những
điều chúng ta trầm tư có thực sự thiết yếu cho sự thực hành của mình hay không.
Tức là có thực sự tập trung vào việc đoạn trừ khổ đâu hay không.
~~~~~~~~~~~~
TIỂU KINH MALUNKYA
(Malunkyasuttam)
(Kinh Trung Bộ Số 63)
Như vầy tôi nghe.Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika. Rồi Tôn giả Malunkyaputta, trong khi độc trú tịnh cư, khởi lên sự suy tư như sau: “Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”. Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy. Vì Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy, nên ta không được hài lòng, không được thỏa mãn. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn, và sẽ hỏi ý nghĩa này. Nếu Thế Tôn trả lời cho ta: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết; Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, thời ta sẽ sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dẫn của) Thế Tôn. Còn nếu Thế Tôn không trả lời cho ta: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, thời ta sẽ bỏ học pháp và hoàn tục”.
26.5.17
Đi hay ở?
Không cơm không pháp đi liền
Có cơm không pháp tìm miền khác đi,
Không cơm có pháp ở lì
Có cơm có pháp khó gì cũng cam.
(Kinh Tương ưng)
Có cơm không pháp tìm miền khác đi,
Không cơm có pháp ở lì
Có cơm có pháp khó gì cũng cam.
(Kinh Tương ưng)
22.5.17
Tiểu Kinh Saccaka (Kinh Trung Bộ số 35)
Hôm thứ Bảy vừa rồi, ngày 20/5/2017, một nhóm thiền sinh tại Phương Thảo Am đã học bài kinh Tiểu Kinh Saccaka (Kinh Trung Bộ số 35). Sau khi học qua một lượt, tôi hỏi có ai còn thắc mắc gì về nội dung bài kinh này không. Một thiền sinh hỏi:
Bài kinh này có gì hay không sư? (Một cách hỏi rất dễ thương và rất PTA :))
Sau đó, tôi phải mất một buổi để học lại bài kinh này và mới thấy được rằng trong bài kinh Tiểu Kinh Saccaka không có cái gì hay bằng câu hỏi mà thiền sinh đã đặt ra! :)
Nhờ câu hỏi đó, mà tôi thấy cần chia sẻ bài kinh đó ở đây (bản dịch của HT. Minh Châu) với một vài cái gạch đầu dòng cần thiết:
- Tiểu Kinh Saccaka (MN 35) có liên quan gì đến việc tu thiền?
- Bài kinh nói gì về bản chất con người?
- Trong đoạn hỏi nói về Kiến vô thượng, Đạo vô thượng, Giải thoát vô thượng... chúng ta hiểu gì về Kiến, Đạo, Giải thoát, giác ngộ, điều phục, tịch tĩnh, vượt qua, và Niết-bàn?
- Đoạn ngắn này (nói về Kiến vô thượng, Đạo vô thượng, Giải thoát vô thượng... ) liên quan gì (có quan hệ như thế nào) với nội dung bàn về con người giữa Niganthaputta Saccaka và đức Thế Tôn?
Với người đã quy y Tam Bảo, có thêm 3 gạch đầu dòng này:
- Bạn nghĩ gì về câu hỏi của Niganthaputta Saccaka "có những bộ môn nào mà phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử?" ?
- Bạn có thể rút được bài học ứng dụng gì qua hai câu kết của bài kinh (rất khác với phần lớn các bài kinh trong kinh Nikaya)?
– Này Tôn giả Gotama, trong cuộc bố thí này, nếu có công đức và công đức địa, mong rằng những vị bố thí sẽ được hưởng hạnh phúc.
– Này Aggivessana, sẽ có (công đức) cho những người bố thí, đối với người đáng được cúng dường như Ông, dầu Ông không phải là không có tham, không phải là không có sân, không phải là không có si; sẽ có (công đức) cho Ông, này Aggivessana, đối với người đáng được cúng dường như Ta, và Ta là người không có tham, không có sân, không có si.
- Và xin có thêm một câu hỏi mở rộng dành cho những người Phật tử còn nhiều trăn trở hay thắc mắc về vấn đề "chết đi về đâu": Là người Phật tử, ta nên học gì và học như thế nào?
Đọc kinh Nikaya, có khi chúng ta cảm thấy mệt nhọc khi phải đọc đi đọc lại những đoạn có vẻ rất khô khan mà lại lặp lại quá nhiều lần. Mong là những gạch đầu dòng trên đây có thể giúp bạn lướt qua những đoạn lặp lại nhiều lần mà không sợ mất ý. Và bạn có thể thêm vào những gạch đầu dòng tương tự trong phần comment bên dưới.
Chúc mọi người một tuần an vui.
35. TIỂU KINH SACCAKA
(Culasaccakasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Vesali, rừng Đại Lâm, tại giảng đường Trùng Các. Lúc bấy giờ Niganthaputta Saccaka ở tại Vesali tánh ưa luận chiến, biện luận thiện xảo, được số đông tôn kính. Vị này thường xuyên bố cho hội chúng ở Vesali: “Ta không thấy một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu tự cho là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, khi đối thoại với ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp sợ, không ai là không toát mồ hôi nách. Dầu ta có đối thoại với một cột trụ vô tình, cột trụ ấy khi đối thoại với ta cũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường”.
Rồi Tôn giả Assaji vào buổi sáng đắp y, cầm bát vào Vesali để khất thực. Niganthaputta Saccaka, thường hay ngao du thiên hạ, thấy Tôn giả Assaji từ xa đi lại. Sau khi thấy, Niganthaputta Saccaka liền đến gần Tôn giả Assaji, nói lên những lời hỏi thăm, chào đón, xã giao rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Niganthaputta Saccaka nói với Tôn giả Assaji:
– Này Tôn giả Assaji, Sa-môn Gotama huấn luyện đệ tử như thế nào? Và có những bộ môn nào mà phần lớn Sa-môn Gotama giảng dạy được dành cho đệ tử?
10.5.17
Tinh thần ngày PHẬT Đản
Hôm nay, ngày Rằm Tháng Tư, thiền sinh ở Phương Thảo Am kính mừng Phật ra đời.
Kính mừng trong tinh thần Phật Đản mà thiền sinh ở đây tập trung thực hiện trong hơn 6 tháng qua. Đó là tinh thần tìm về / tìm lại / khơi dậy / kiến lập ĐỨC PHẬT TRONG TÔI trong mỗi người học pháp tu thiền.
Kính mừng trong tinh thần Phật Đản mà thiền sinh ở đây tập trung thực hiện trong hơn 6 tháng qua. Đó là tinh thần tìm về / tìm lại / khơi dậy / kiến lập ĐỨC PHẬT TRONG TÔI trong mỗi người học pháp tu thiền.
16.4.17
Totto-chan, Cô Bé Bên Cửa Sổ _ phần 11
11. NHAI CHO KỸ
Thông thường, trước khi bắt đầu ăn, mỗi người đều nói lên rằng: “Xin cám ơn khi thọ nhận thức ăn này.” Lại có một điều khác lạ nữa ở trường Tomoe là trước khi ăn, mọi người cùng nhau hát một bài. Thầy hiệu trưởng là một người soạn nhạc và thầy có soạn một bài hát đặc biệt, ‘bài hát trước khi ăn.’ Thật ra, ông ghép một số từ và xếp chúng lại với nhau theo âm điệu của một bài hát phổ biến là ‘chèo, chèo, chèo thuyền đi.’ Lời bài ca được thầy hiệu trưởng viết như thế này:
Nhai, nhai, nhai cho kỹ
Những gì mình đang ăn
Nhai, nhai, nhai cho nhuyễn
Cá, thịt cũng như cơm.
Khi tất cả hát xong bài hát này, mọi người đồng thanh nói: “Xin cám ơn khi thọ nhận thức ăn này.”
Lời trong bài hát trên khớp với âm điệu bài hát ‘chèo, chèo, chèo thuyền đi” đến nỗi nhiều năm sau đó, bọn trẻ còn tin chắc rằng đó chính là bài hát chúng phải hát trước khi ăn.
Thầy hiệu trưởng sáng tác bài hát trên có lẽ vì ông đã rụng mất mấy chiếc răng, nhưng ông luôn nhắc tụi trẻ ăn chậm và dành nhiều thời gian cho bữa ăn hàm chứa cả những cuộc trò chuyện lý thú. Do vậy, rất có thể ông viết bài hát này để nhắc nhở chúng về việc ấy.
Sau khi hát xong bài hát này, tất cả đồng thanh hô lớn: “Xin cám ơn khi thọ nhận thức ăn này” rồi đồng loạt ngồi xuống để thưởng thức ‘một ít ở biển, một ít ở núi.’
Chỉ trong giây lát, cả hội trường trở nên yên lặng.
(...)
25.3.17
Tại sao ta thiền
Bài này của Lama Trungpa. Một cái nhìn cấp tiến về thiền Phật giáo, nhưng rất khác với cái nhìn cấp tiến kiểu thiền mode phổ biến ở quanh ta hiện nay. Các bạn đọc thử nhé. Xin lỗi các bạn vì PTA chưa render sang tiếng Việt được.
~~~~~~~~~~~~~~
We don’t meditate to become better people or have special experiences, says Chögyam Trungpa Rinpoche. Meditation is simply the way we relate to our already existing enlightened state.
The actual experience, techniques, and disciplines of meditation are still unfamiliar to many people. So I would like to give you a basic idea of how meditation practice works, how it operates in our everyday life, and how it functions scientifically, so to speak.
Why We Meditate
BY CHÖGYAM TRUNGPA RINPOCHE
BY CHÖGYAM TRUNGPA RINPOCHE
We don’t meditate to become better people or have special experiences, says Chögyam Trungpa Rinpoche. Meditation is simply the way we relate to our already existing enlightened state.
The actual experience, techniques, and disciplines of meditation are still unfamiliar to many people. So I would like to give you a basic idea of how meditation practice works, how it operates in our everyday life, and how it functions scientifically, so to speak.
24.3.17
Nghĩ về Cúng
Bài kinh này rất hay. Bạn nào thích thì đọc nhé. Bạn nào siêng thì render giùm. PTA chưa làm được việc này. Mong các bạn thông cảm.
-----------------------
-----------------------
Then Janussonin the brahman went to the Blessed One and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings & courtesies, he sat to one side. As he was sitting there, he said to the Blessed One, "Master Gotama, you know that we brahmans give gifts, make offerings, [saying,] 'May this gift accrue to our dead relatives. May our dead relatives partake of this gift.' Now, Master Gotama, does that gift accrue to our dead relatives? Do our dead relatives partake of that gift?"
22.3.17
21.3.17
Hạnh phúc 24/2
Hạnh phúc là được ngồi bên chân thầy nghe thầy chậm chậm kể những câu chuyện rất đời thường mà đượm chất đạo. Hạnh phúc là ngày 24 tháng 2 vẫn là ngày 24 tháng 2, ngày thầy dạy con bài tóm tổng về thấy nghe cảm biết. Hạnh phúc là thấy sông là sông, núi là núi.
17.3.17
Lại đây và ngồi xuống cùng tôi
PTA: Lâu rồi chẳng có tờ Giác Ngộ nào ở Phương Thảo Am. Nay lại có. PTA lại bắt gặp một cái "Tôi" quen thuộc đâu đó trong một bài thơ rất lạ. Với PTA, "Lại đây", "ngồi xuống" thì quen lắm. Nhưng nỗi u hoài thì là lạ. Có lẽ đã một thời gian khá dài, PTA chỉ được xông ướp trong bầu không khí bình yên tĩnh mịch.
12.3.17
Ý
Bài thơ tả Ý
Bài này vốn là một bài kệ chứ không phải là bài thơ. Bài kệ này được tìm thấy trong bộ Chơn Lý, một tập luận rất quý về Pháp lý nhà Phật của Tổ sư Minh Đăng Quang (1923-?).
Bài này vốn là một bài kệ chứ không phải là bài thơ. Bài kệ này được tìm thấy trong bộ Chơn Lý, một tập luận rất quý về Pháp lý nhà Phật của Tổ sư Minh Đăng Quang (1923-?).
Ý ở đây được gọi là một bài thơ đơn giản vì nó có chất thơ. Chất thơ thì có thể có trong cảm nhận của người này mà không có trong cảm nhận của người khác. Bài thơ này lại giàu chất người chất đạo, với một lối miêu tả sâu sắc lạ thường, nên gọi là bài thơ tả Ý.
Con người cái ý vốn hai,
Khi mừng khi giận, đổi thay không lường
Vội vàng khi ghét khi thương,
Khi vui, vui ngất, khi buồn buồn hiu.
Muốn, ưa tạo sắm đủ điều,
Rồi khi chê chán bỏ liều như chơi!
Con người cái ý vốn hai,
Khi mừng khi giận, đổi thay không lường
Vội vàng khi ghét khi thương,
Khi vui, vui ngất, khi buồn buồn hiu.
Muốn, ưa tạo sắm đủ điều,
Rồi khi chê chán bỏ liều như chơi!
4.3.17
15.2.17
Mùa xuân này, tôi đã thở…phào
PTA: Cùng dõi theo bóng các bậc thầy đi trước, Tịnh Viên cư sĩ thỉnh thoảng ghé qua PTA đàm đạo, chia sẻ cùng thân hữu nơi đây những kinh nghiệm mà cư sĩ đã góp nhặt được khi có duyên thân cận quý ngài. Tịnh Viên cư sĩ hay kể những câu chuyện rất đời thường, đôi khi là tầm thường như không có gì để kể để nói. Nhưng qua cái nhìn của cư sĩ, những chi tiết rất đời thường lại trở nên sâu sắc. Đôi khi cư sĩ lại không nói, chỉ gợi gợi rồi cười và... thở thôi. Rất khó hiểu. Cái thở...phào ở đây là một ví dụ.
Chúng tôi cảm ơn lòng ưu ái của cư sĩ dành cho PTA mà chia sẻ bài viết ngắn này.
Mong gặp lại cư sĩ.
Chúc mọi người an vui.
~~~~~~~
Cách đây ba năm, tôi đã viết bài về “Nếp sống của một vị Sư” giới thiệu trên Vô Ưu.
Khi Vô Ưu đến tay bạn đọc, từ trong Tết ra ngoài Tết, tôi được nhiều độc giả ngợi khen “Khéo diệu dụng”. Nhưng cũng có vị cẩn thận nhắc chừng: “Sẽ bị hố đấy!”
Là người có chút ít kinh nghiệm về báo chí, tôi rất cẩn trọng khi viết bài về một “Nhân vật đương thời”.
Tôi còn nhớ, khi Tâm Lộc ghé thăm Sư ở Tịnh xá, nhìn nếp sống thanh bần của Sư, Tâm Lộc đã gợi ý cho tôi nên có bài tán thán về đạo hạnh của Ngài.
Chúng tôi cảm ơn lòng ưu ái của cư sĩ dành cho PTA mà chia sẻ bài viết ngắn này.
Mong gặp lại cư sĩ.
Chúc mọi người an vui.
~~~~~~~
Cách đây ba năm, tôi đã viết bài về “Nếp sống của một vị Sư” giới thiệu trên Vô Ưu.
Khi Vô Ưu đến tay bạn đọc, từ trong Tết ra ngoài Tết, tôi được nhiều độc giả ngợi khen “Khéo diệu dụng”. Nhưng cũng có vị cẩn thận nhắc chừng: “Sẽ bị hố đấy!”
Là người có chút ít kinh nghiệm về báo chí, tôi rất cẩn trọng khi viết bài về một “Nhân vật đương thời”.
Tôi còn nhớ, khi Tâm Lộc ghé thăm Sư ở Tịnh xá, nhìn nếp sống thanh bần của Sư, Tâm Lộc đã gợi ý cho tôi nên có bài tán thán về đạo hạnh của Ngài.
12.2.17
Totto-chan, Cô Bé Bên Cửa Sổ _ phần 10
10. THỨC ĂN Ở BIỂN VÀ THỨC ĂN Ở ĐẤT LIỀN
Đã đến giờ “một ít ở biển, một ít ở núi” rồi, chưa bao giờ Totto-chan nôn nóng trông đến giờ ăn trưa đến thế.
Đã đến giờ “một ít ở biển, một ít ở núi” rồi, chưa bao giờ Totto-chan nôn nóng trông đến giờ ăn trưa đến thế.
Thầy hiệu trưởng dùng cụm từ này để chỉ cho sự cân bằng trong bữa ăn, các loại thức ăn thầy muốn học sinh mang theo để ăn với cơm. Thay vì nói theo cách thông thường là “tập cho trẻ em ăn được các loại thức ăn khác nhau,” hay là “hãy quan tâm đến sự cân bằng dinh dường trong bữa ăn trưa của các em,” thầy hiệu trưởng này yêu cầu phụ huynh phải chuẩn bị khẩu phần trưa cho các em gồm “một ít ở biển, một ít ở núi.”
10.2.17
Quan trọng là tỉnh thức
Tâm cảnh thay đổi thế nào đều không quan trọng. Quan trọng là tỉnh thức. Đó là lời mà Trưởng lão Giác Dũng thường nhắc nhở cho nhiều thiền sinh đến học thiền với ngài.
4.2.17
To YOU
PTA: To YOU là bản tiếng Anh của bản dịch 17 lời khuyên của thiền sư số một Nhật Bản do cô Diệu Liên vừa mới chuyển. Bản dịch tiếng Việt rất rõ ràng. Nhưng với các bạn có dùng tiếng Anh, đọc bản tiếng Anh vẫn thấy thích hơn. Xin chia sẻ cùng các bạn.
~~~~~~~~~
1. To you who have just begun brooding over life
In a part of Manchuria, the carts are pulled by huge dogs. The driver hangs a piece of meat in front of the dog’s nose, and the dog runs like crazy to try to get at it. But of course he can’t. He’s only thrown his meat after the cart has finally reached its destination. Then in a single gulp, he swallows it down.
It’s exactly the same with people and their paychecks. Until the end of the month they run after the salary hanging in front of their noses. Once the salary is paid, they gulp it down, and they’re already off: running after the next payday. Nobody can see farther than the end of their nose.
The question is: why are you straining your forehead so much?
If you aren’t careful, you’ll spend your whole life doing nothing besides waiting for your ordinary-person hopes to someday be fulfilled.
~~~~~~~~~
1. To you who have just begun brooding over life
In a part of Manchuria, the carts are pulled by huge dogs. The driver hangs a piece of meat in front of the dog’s nose, and the dog runs like crazy to try to get at it. But of course he can’t. He’s only thrown his meat after the cart has finally reached its destination. Then in a single gulp, he swallows it down.
It’s exactly the same with people and their paychecks. Until the end of the month they run after the salary hanging in front of their noses. Once the salary is paid, they gulp it down, and they’re already off: running after the next payday. Nobody can see farther than the end of their nose.
The question is: why are you straining your forehead so much?
If you aren’t careful, you’ll spend your whole life doing nothing besides waiting for your ordinary-person hopes to someday be fulfilled.
26.1.17
Ta với ta
Những ngày giáp Tết, bạn hiền lại qua Phương Thảo Am làm tôi nhớ cụ Nguyễn Khuyến:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta. (Bạn Đến Chơi Nhà)
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta. (Bạn Đến Chơi Nhà)
24.1.17
Hãy để tâm mình bình yên
Ai tu thiền định thì nhớ như vầy: Đi đứng ngồi nằm trong
tĩnh lặng, thấy nghe ngửi nếm thảy an nhiên. Để cho cái tâm của mình an. Thấy
biết thấy, nghe biết nghe. Thấy tốt biết tốt, thấy xấu biết xấu. Mình không bực
vì việc xấu, cũng không thích vì việc tốt. Bởi vì xấu tốt đó thảy đều ở bên
ngoài. Việc của mình là làm cho tâm của mình tốt, giữ cho tâm của mình tốt.
21.1.17
Bí quyết sống hạnh phúc
Bí quyết sống hạnh phúc đơn giản là hãy thở một hơi cho ra hồn. Nhiều học viên tại PTA được hướng dẫn như thế.
Muốn thở cho ra hồn, hơi thở đó phải có tâm, có thức, có ý. Vậy nên, để thở cho ra hồn, hãy bớt tưởng đi. Bớt tưởng đi thì ý, thức, tâm mới rõ sáng. Tâm sáng rồi, hạnh phúc sẽ đến.
Muốn thở cho ra hồn, hơi thở đó phải có tâm, có thức, có ý. Vậy nên, để thở cho ra hồn, hãy bớt tưởng đi. Bớt tưởng đi thì ý, thức, tâm mới rõ sáng. Tâm sáng rồi, hạnh phúc sẽ đến.
18.1.17
Khi tờ tiền là bản tình ca (*)
1. Khi nào thì tờ tiền là bài tình ca. Bạn đừng bảo tôi thi
vị hóa. Có nhiều người ca vang nhờ được tiền nhiều. Nhưng cũng không biết bao
nhiêu người ngậm đắng nuốt cay cũng vì tiền. Buồn nhất là khi tiền làm cho tình
người tan vỡ. Thế nhưng, ai đã từng nhận những tờ tiền từ chính tay thầy Giác
Dũng trao tặng đều có thể hiểu tại sao tiền được thầy chia sẻ có thể dẫn truyền
hơi ấm của tình cảm đong đầy.
13.1.17
Bó Cỏ Xanh
Xưa, có một anh chàng đánh xe, gặp phải chú lừa cứng cổ, hễ chở nặng là không chịu đi, càng đánh đập chửi mắng, càng đổ lì ra.
Chàng ta bèn nghĩ ra một diệu kế: đem bó cỏ tươi treo trước mặt con lừa.
Lừa thấy cỏ ngon, bước tới ăn. Nhưng bó cỏ luôn luôn ở trước mặt, lừa không bao giờ chợp được dù đã hàng trăm, hàng nghìn lần bước tới, bước tới và bước tới.
Chàng ta bèn nghĩ ra một diệu kế: đem bó cỏ tươi treo trước mặt con lừa.
Lừa thấy cỏ ngon, bước tới ăn. Nhưng bó cỏ luôn luôn ở trước mặt, lừa không bao giờ chợp được dù đã hàng trăm, hàng nghìn lần bước tới, bước tới và bước tới.
Nguồn: Hư hư lục
4.1.17
Hướng về Đức Bổn Sư
PTA: Hướng về ngày thành đạo của Đức Bổn Sư (8-12 âm lịch). Không như thường lệ, PTA những ngày đầu năm 2017 dành quyền chủ động tu tập cho quý đạo hữu nhiều hơn. Để mọi người có thời gian tự mình nhìn lại " Đức Phật trong tôi". Ở đây, PTA chỉ đơn thuần xin chia sẻ lại tích truyện về Đức Phật lịch sử .
Subscribe to:
Posts (Atom)