10. THỨC ĂN Ở BIỂN VÀ THỨC ĂN Ở ĐẤT LIỀN
Đã đến giờ “một ít ở biển, một ít ở núi” rồi, chưa bao giờ Totto-chan nôn nóng trông đến giờ ăn trưa đến thế.
Đã đến giờ “một ít ở biển, một ít ở núi” rồi, chưa bao giờ Totto-chan nôn nóng trông đến giờ ăn trưa đến thế.
Thầy hiệu trưởng dùng cụm từ này để chỉ cho sự cân bằng trong bữa ăn, các loại thức ăn thầy muốn học sinh mang theo để ăn với cơm. Thay vì nói theo cách thông thường là “tập cho trẻ em ăn được các loại thức ăn khác nhau,” hay là “hãy quan tâm đến sự cân bằng dinh dường trong bữa ăn trưa của các em,” thầy hiệu trưởng này yêu cầu phụ huynh phải chuẩn bị khẩu phần trưa cho các em gồm “một ít ở biển, một ít ở núi.”
“Một ít ở biển” nghĩa là thức ăn biển - những thứ như là cá hay tsukuda-ni (những loại cua nhỏ hay sinh vật biển tương tự luộc rồi dầm vào nước mắm với rượu sa kê ngọt); còn “một ít ở núi” là chỉ cho các loại rau cải, thịt bò, thịt heo và thịt gà.
Mẹ Totto-chan rất cảm phục thầy về vấn đề này và nghĩ rằng ít có thầy hiệu trưởng nào có khả năng làm cho một nguyên tắc quan trọng trở thành một điều đơn giản như thế. Lạ thật, chỉ cần chọn hai loại thức ăn để chuẩn bị cho bữa trưa xem ra đơn giản hơn. Ngoài ra, thầy hiệu trưởng muốn nói lên một điều rằng, không cần phải suy nghĩ quá nhiều hay thái quá để có thể đáp ứng được hai loại thức ăn này. Thức ăn ở núi có thể chỉ là kinpira gobo (cây ngưu bang có ướp gia vị) hay là một cái trứng chiên, và thức ăn biển đơn giản là một ít dăm bông cá ngừ. Hoặc là đơn giản hơn nữa, có thể đem nori (một loại rong biển) cho “biển” và dưa món mận cho “núi” là được rồi.
Mới chỉ ngày hôm qua thôi, khi cùng thầy hiệu trưởng đi quanh bàn và quan sát các hộp đựng thức ăn trưa, Totto-chan nhìn thấy đã thèm rồi.
“Em có đem đủ một ít ở biển và một ít ở núi không?” Ông hỏi và kiểm tra từng hộp. Thật là vui khi thấy học sinh nào cũng mang theo một ít ở biển, một ít ở núi.
Có khi người mẹ nào đó vì quá bận rộn mà chỉ có thể chuẩn bị cho con mình một ít ở biển hoặc chỉ có một ít ở núi mà không đủ cả hai loại. Không hề gì. Khi thầy hiệu trưởng đi quanh một lượt quan sát, vợ thầy theo sau, bà mặc một cái tạp dề nấu ăn màu trắng và bưng mỗi tay một chảo thức ăn. Khi thầy dừng lại trước một học sinh nào và chỉ cần nói “biển” bà liền gắp từ cái chảo đựng thức ăn biển một cặp chikuwa luộc (cá cuốn) và để vào cho học sinh ấy. Nếu thầy hiệu trưởng nói “núi” thì bà lại gắp mấy khoanh khoai tây sốt nước tương từ chảo đựng thức ăn “núi.”
Không ai nghĩ đến việc phát biểu rằng: “Mình không thích món cá cuốn hay một bữa cơm trưa như thế này mới là ngon, như thế kia là dở.” Điều những đứa trẻ quan tâm là trong bữa ăn của chúng có đầy đủ hai loại thức ăn, ở núi và ở biển hay không mà thôi. Nếu đầy đủ hai loại thức ăn như thế, chúng hoàn toàn thỏa mãn và cảm thấy tinh thần phấn khởi vô cùng.
Khi Totto-chan bắt đầu hiểu ra “một ít ở núi, một ít ở biển,” cô bé nghi ngờ hộp cơm trưa mẹ đã chuẩn bị vội vàng cho mìnhcó được chấp nhận không. Thế nhưng khi mở hộp cơm ra, cô bé thấy thức ăn trong hộp của mình thật tuyệt. Cô bé cố tự kiềm chế để không phải reo lên:
“Ồ!Ngon quá, ngon quá!”
“Ồ!Ngon quá, ngon quá!”
Phần cơm trưa của Totto-chan gồm có món trứng chiên vàng tươm, đậu hà lan màu xanh, denbu màu nâu và dăm bông trứng cá tuyết màu hồng. Hộp cơm có đủ màu sắc chẳng khác nào một vườn hoa.
“Trông đẹp mắt làm sao,” thầy hiệu trưởng nói.
Totto-chan phấn khởi nói: “Mẹ em nấu ăn rất ngon.”
“Thế à? Mẹ em đấy à?” Rồi thầy hiệu trưởng chỉ vào món denbu. “Được rồi, có món này nữa à? Đây là món “biển” hay món “núi”?”
Totto-chan nhìn vào món ăn này, nhưng không chắc là nó thuộc loại nào. Nó có màu đất, như vậy có thể nó thuộc loại thức ăn “núi.” Thế nhưng cô bé không chắc.
Cô bé nói: “Em không biết nữa.”
Thầy hiệu trưởng lúc này hỏi học sinh cả trường: “Món denbu được làm từ đâu? “biển” hay “núi”?”
Đám trẻ ngừng một tí để suy nghĩ rồi một số reo lên “núi” và một số khác la lên là “biển,” nhưng không ai biết chắc cả.
Lúc này, thầy hiệu trưởng nói: “Được rồi, thầy sẽ nói cho các em biết. Denbu là món biển.”
Một bé trai mập mạp hỏi: “Tại sao thế?”
Đứng ở giữa vòng tròn do các bàn ăn xếp lại, thầy hiệu trưởng giải thích: “Denbu được làm từ thịt cá, luộc rồi lóc xương bỏ đi, nạo ra, nướng sơ rồi vắt lại thành viên nhỏ, sau đó làm cho khô và thêm gia vị vào.”
Những đứa trẻ ồ lên một tiếng đầy thán phục. Có một bạn hỏi có thể xem denbu của Totto-chan được không.
Thầy hiệu trưởng đáp: “Sao lại không,” thế là cả trường xúm lại xem món denbu của Totto-chan. Tất nhiên có nhiều đứa trẻ biết món denbu, nhưng chúng vẫn thích xem, vì chúng muốn coi thử món denbu của Totto-chan có giống với món denbu chúng ăn ở nhà không. Nhiều đứa trẻ ngửi món denbu của Totto-chan và cô bé lo sợ những mảnh nhỏ có thể bị bay mất.
Totto-chan hơi lo lắng một tí trong bữa cơm trưa đầu tiên, nhưng thật là vui. Totto-chan sung sướng khi biết thức ăn nào là thức ăn “núi,” thức ăn nào là thức ăn “biển,” và cô bé hiểu ra rằng denbu được làm bằng cá, và mẹ đã nhớ đủ cả hai loại, một ít từ biển và một ít từ núi vào trong phần cơm cho mình, cô bé suy nghĩ mà hài lòng.
Một điều nữa làm cho Totto-chan cảm thấy vui là khi bắt đầu ăn bữa cơm trưa do Mẹ nấu, cô bé thấy rất ngon.
(...)
Một điều nữa làm cho Totto-chan cảm thấy vui là khi bắt đầu ăn bữa cơm trưa do Mẹ nấu, cô bé thấy rất ngon.
(...)
No comments:
Post a Comment