30.10.16

Totto-chan, Cô Bé Bên Cửa Sổ _ phần 3,4

3. NGÔI TRƯỜNG MỚI


Vừa nhìn thấy cổng ngôi trường mới, Totto-chan dừng lại. Cổng của ngôi trường cũ mà Totto-chan đã học có những cái trụ xây và tên trường được viết với dòng chữ lớn. Còn cổng của ngôi trường mới này đơn giản chỉ có hai cái cây hơi thấp còn nguyên cành lá làm trụ cổng. 

29.10.16

Không xa cõi Phật

Một sinh viên đại học khi viếng thăm Gasan đã hỏi ông: "Có bao giờ ngài đọc Thánh Kinh Thiên Chúa không?

"Không, hãy đọc kinh đó cho ta nghe," Gasan nói.

25.10.16

Sống yên định sáng suốt

Trong Chơn lý NHẬP ĐỊNH, Tổ sư Minh Đăng Quang luôn khuyến tấn người học Phật cần trau dồi tâm định tĩnh. Có định tĩnh mới có trí huệ. Muốn có định tĩnh thì phải có giới luật kỷ cương. Sống có giới, có định, có huệ thì con người mới sống yên vui được. Chúng ta hãy đọc học một đoạn ngắn này: 
Có định mới không có phiền não, vô ích tai hại. Thế nên đời sống của ta phải cho có kỷ luật, giới nhiều là định nhiều, giới ít là định ít, không giới là không định. Tâm không định là sự nghĩ ngợi, quán xét không đặng sáng và chẳng năng dứt bỏ được điều càn. Không định không có thần thông quả linh, thì con người phải té sa vào nơi vật chất giả dối, nắm níu lấy ác tà loạn vọng, chôn nhốt giết hại tâm mình. Cho nên tâm định thì trí mới huệ. Huệ nhiều ít là do định. Định nhiều là huệ nhiều, định ít là huệ ít, không định là không huệ. Có huệ được học tỏ sáng, mới hết mê lầm. Không mê lầm là không vọng động theo cảnh chiêm bao mộng ảo của lớp thấp thỏi đầu tiên, thì con người mới đặng hưu trí, chơn như, nín nghỉ, làm kẻ ông già, làm người cao cả, không còn nói làm bậy bạ ác quấy uổng công nhọc sức.

24.10.16

Niềm vui học Pháp

Sống ở đời này, được gặp và học giáo pháp của đức Phật thì quả là một nhân duyên lớn. Điều ngày, ngày xưa, chính đức Phật cũng đã nói: học được Chánh Pháp là một niềm vui lớn, là một niềm vui trong sáng.

Kinh Người biết sống an lành - Bhaddekaratta Sutta

PTA: Kinh Người biết sống an lành là 1 trong 3 bản kinh quan trọng nhất mà các học viên đạo tràng Thiền Quang phải học. Nguyên tựa tiếng Pali là Bhaddekaratta Sutta, Kinh Trung bộ, số 131. Kinh này HT. Minh Châu dịch là kinh Nhất Dạ Hiền Giả, Thiền sư Nhất Hạnh dịch là kinh Người Biết Sống Một Mình. Nội dung chính của bản kinh là cần biết sống tỉnh thức và an lành trong từng phút giây, biết an trú trong hiện tại. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả
Hòa Thượng Minh Châu dịch
Nguồn: Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo : “Này các Tỷ-kheo”. – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :
– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông Nhứt dạ Hiền giả (Bhaddekaratta), tổng thuyết và biệt thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ thuyết giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau :

23.10.16

Totto-chan, Cô Bé Bên Cửa Sổ _ phần 2

2. CÔ BÉ BÊN CỬA SỔ

Mẹ lo lắng, vì mới tựu trường chưa được bao lâu, Totto-chan đã bị đuổi học. Bị đuổi ngay từ lớp một mới lạ chứ!

Sự việc mới xảy ra vào tuần trước thôi. Cô giáo chủ nhiệm lớp Totto-chan mời mẹ đến và đề cập thẳng vấn đề: “Con gái chị đã làm cả lớp không học được. Chị phải đưa cô bé đi học ở trường khác vậy.” Cô giáo trẻ xinh đẹp ấy thở dài: “Thật sự tôi hết phương cách rồi, chị ạ.”

21.10.16

Người Bốc Vác

Xưa, có hai thiền sinh có việc phải hạ sơn. Trên đường đi đôi bạn gặp một thiếu nữ xinh xắn ngồi buồn rầu bên vệ đường.
Chả là cô ta muốn đi ăn cỗ cho sáng sủa, mà lại bị một vũng bùn to ngang đường chẹn mất lối đi.
Vị thiền sinh trẻ tuổi nhất liền giúp cô ta qua đường. Sau lời cảm ơn đường ai nấy đi.

20.10.16

Thời gian và bước chân nữ sĩ

Ấn tượng từ một câu chuyện nhỏ

Đó là ấn tượng khó phai của những người phụ nữ rất đỗi bình thường về hình ảnh của một số nữ tu Phật giáo. Những người phụ nữ bình dị này chỉ mới chân ướt chân ráo đến cửa đạo mà đã không ngần ngại tổ chức một buổi nói chuyện về bốn người phụ nữ có ảnh hưởng lớn trong Phật giáo, ở Việt Nam cũng như trên thế giới. 
(Ảnh từ fb Huỳnh Huệ)

Những gì ấn tượng thường làm cho người ta phải bận tâm tả lại, hoặc chụp hoặc vẽ hoặc viết. Tiếc là ấn tượng có thể được giữ với thời gian, nhưng khó có thể tạo lại được. Phải viết. Phải vẽ. Có lẽ nhờ vậy mà thơ văn và hội họa mới có giá trị và chỗ đứng quan trọng trong cuộc sống.

Suy nghĩ về bước chân du hóa hạnh Khất sĩ

                          "chỉ có pháp là còn, mọi thứ đều vô thường"

Nhớ một kỷ niệm
So với các tôn giáo khác, đạo Phật có nhiều hình thức tu tập phong phú, ngồi tĩnh tâm một chỗ hay đi cùng với đời đều không xa thiền định. Việc chư Tăng trì bình khất thực bắt đầu từ thời Đức Phật, sau này nó đã trở thành truyền thống ở một số nước Đông Nam Á mà đạo Phật là quốc giáo. Nơi đây mỗi sáng chư Tăng ôm bình khất thực, người dân đón chư Tăng cúng dường là nét sinh hoạt, hình ảnh đẹp không thể thiếu trong đời sống. Riêng ở nước mình, nhất là người dân miền Tây Nam Bộ ký ức vẫn còn lưu giữ hình ảnh khất thực này. Năm 1940, ngài Minh Đăng Quang khởi đầu bước chân du hóa khai sáng nên hệ phái Khất sĩ. Tuy là ra đời muộn màng so với các hệ phái đã có từ thuở xưa nhưng có thể nói phái Khất sĩ phát triển nhanh vượt bậc, thu hút nhiều người.

Thông báo: Thời khóa chuyên tu (24/09/2016 - 26/09/2016)

Anapanasati – Khóa mới
26 tháng 9 âm lịch hằng năm là ngày tưởng nhớ ngày sinh của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang của đạo tràng Thiền Quang.
3 ngày chuyên tu của đạo tràng sẽ được tổ chức từ ngày 24/09/2016 đến 26/09/2016, tại Tịnh xá Ngọc Phương, 93 Hẻm 3, Hà Huy Tập, Tp. Buôn Ma Thuột, DakLak. 
Kính thông báo đến tất cả học viên trong đạo tràng.

17.10.16

Kinh Quán Niệm Hơi Thở - Anapanasati Sutta

PTA: Đây là toàn văn kinh Quán niệm hơi thở. Nguyên tựa tiếng Pali là Anapanasati sutta. Kinh Trung bộ, số 118. Hòa Thượng Minh Châu dịch là Kinh Nhập tức xuất tức niệm. Thiền sư Nhất Hạnh dịch là Kinh Quán Niệm Hơi Thở. Anapanasati sutta được dịch đầy đủ là Kinh Quán niệm hơi thở vào và hơi thở ra. 
Anapanasati sutta là bản kinh hướng dẫn rất rõ về phương pháp thực hành thiền. Vì vậy, tại đạo tràng Thiền Quang, Tịnh Xá Ngọc Phương, Phương Thảo Am, bản kinh này được chọn làm một trong ba bài kinh quan trọng nhất mà người học thiền phải học. 
Để làm tài liệu tham khảo, chúng tôi xin giới thiệu bản dịch tiếng Việt của HT. Minh Châu, bản dịch tiếng Việt của Thiền sư Nhất Hạnh và bản dịch tiếng Anh của Thiền sư Thanissaro.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Kinh Nhập tức xuất tức niệm
Hòa Thượng Minh Châu dịch
Nguồn: Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Đông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade), cùng với rất nhiều Thượng tọa có thời danh, có danh xưng.... như Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahamoggallana (Đại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahakaccayana (Đại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahakotthita (Đại Câu-hy-la), Tôn giả Mahakappina (Đại Kiếp-tân-na), Tôn giả Mahacunda (Đại Thuần-đà), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn giả Ananda (A-nan), cùng với nhiều bậc Thượng tọa đệ tử khác có thời danh, có danh xưng. Lúc bấy giờ, các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỷ-kheo. Và các tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt. Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn sau ngày Tự tứ, đang ngồi giữa trời với chúng Tỷ-kheo đoanh vây.

16.10.16

Totto-chan, Cô Bé Bên Cửa Sổ _ phần 1

1. Ở NHÀ GA    

Totto-chan và mẹ rời tàu Oimachi tại nhà ga Jiyugaoka, mẹ nắm tay Totto-chan dắt qua cổng soát vé. Dường như cô bé chưa từng đi tàu nên ngập ngừng không muốn đưa chiếc vé “quý giá”mà cô bé đang nắm chặt trong tay.

Totto-chan, Cô Bé Bên Cửa Sổ

Những ai tu học và gắn bó với PTA, chắc không xa lạ gì với tác phẩm "Totto-chan, Cô bé bên cửa sổ" của nữ tác giả Tetsuko Kuroyanagi có duyên đến tay người làm vườn, trong một dịp tình cờ khi dưỡng bệnh tại Ấn.
Những câu chuyện trong tập sách là một món quà nhỏ dành tặng các bạn nhỏ hay là "tấm vé tuổi thơ" dành cho các cô chú vào mỗi dịp cuối tuần. Mong rằng ai cũng lượm lặt được chút gì đó thiết thực và ý nghĩa để trải lòng với những con người trong câu chuyện và cuộc sống xung quanh mình.
-------------------------------
Lời người dịch

14.10.16

Đạo Sĩ Am Mây

Xưa có một đạo sĩ sống ẩn dật tại một thâm sơn cùng cốc đầy mây phủ nọ. Rau rừng, nước suối, quạt gió, đèn trăng tuy đạm bạc nhưng khá đầy đủ đạo vị đối với con người tri túc cắt đứt duyên trần như đạo sĩ. 
Trở ngại duy nhất của nhà tu là các chú chuột nhắt trong hang động, thường quấy phá gậm nhấm bất kể đêm ngày. 

13.10.16

Vẽ bánh đủ chưa?

PTA: Vẽ bánh để làm gì? Đó là câu hỏi mà chúng tôi đã tự đặt ra cho chính mình hơn 5 năm rồi. Chúng tôi cũng đã chia sẻ những suy tư liên quan vấn đề này với thầy của chúng tôi, người sáng lập PTA và một số bạn bè. Nhưng thú thật, chúng tôi không nhận được sự đồng cảm, có lẽ mọi người nghĩ rằng chúng tôi bi quan. Từ đó, chúng tôi ít bàn đến chuyện vẽ bánh nữa và tập ngưng. Ngưng nói và ngưng vẽ. 
Hôm nay, tình cờ lại thấy vấn đề này được bàn đến trên TBKTSG qua bài viết có tựa Hãy là nhà lãnh đạo "tâm tư" của Nguyễn Hữu Long. Cái tựa không hay lắm, chúng tôi không thích; nhưng nội dung rất chất. Bài viết phản ánh rất thực hiện trạng "vẽ bánh", "bắn pháo hoa", "nói lời có cánh" tràn lan hiện nay. Điều này khiến chúng tôi đã ngưng nói lại muốn nói. 
Nhưng lần này, khi có dịp để nói, chúng tôi sẽ không bắt đầu câu chuyện là vẽ bánh để làm gì nữa, mà chắc phải bắt đầu là vẽ bánh đã đủ chưa!
Bây giờ, mời quý vị đọc bài viết của Nguyễn Hữu Long trước.
Nguồn: TBKTSG
------------------------------------------

Hãy là nhà lãnh đạo “tâm tư”!
Nhiều người nói nhà lãnh đạo phải luôn lạc quan, phải có suy nghĩ tích cực để tạo niềm tin và động lực cho đội ngũ. Nói thế là đúng rồi! Nhà lãnh đạo mà bi quan, mất niềm tin thì còn gì để nói nữa. Nhưng lạc quan không có nghĩa là lúc nào cũng cười tươi, hân hoan; hay lúc nào cũng vẽ cho cấp dưới những chiếc bánh vẽ thật đẹp. Tích cực không có nghĩa là chỉ nhìn thấy điều thuận lợi, cơ hội tuyệt vời, con đường thành công...

12.10.16

Nếp sống của một vị sư

Theo dự kiến, trong thời gian tới, PTA sẽ cố gắng giới thiệu đến các thân hữu một cách kỹ càng hơn về cuộc đời và câu chuyện có thật liên quan đến Tổ, Thầy và các vị Thiền Sư lớn.
Các vị là những bậc chân tu có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến việc Hoằng Dương Chánh Pháp và đã gặt hái những thành quả nhất định trên con đường thực nghiệm tâm linh theo lời Đức Thế Tôn chỉ dạy.
Mong sao, qua những tấm gương sáng, chúng ta có thể tự soi lại mình, thêm niềm tin để tiếp bước trên con đường thực hành tỉnh thức, trải nghiệm được hương vị giải thoát ngay trong giây phút hiện tại này.
Dưới đây là một bài ký sự ngắn, ghi lại một kỉ niệm nhỏ của người viết về Trưởng lão Giác Dũng. Bài viết đã được đăng trên tập san Vô Ưu số 43/ 2011. Nay PTA sưu tập lại và giới thiệu ở đây để mọi người có thể tiện theo dõi. Cũng là để hiểu thêm về nếp sống "biết đủ" của Thầy.
----------------------------

8.10.16

Sống bằng hơi thở

Đọc SỐ TỨC QUAN trong bộ Chơn Lý của Tổ sư Minh Đăng Quang, người đọc có thể nhận thấy phương pháp thiền thở qua kinh nghiệm và cách nhìn của Tổ sư rất đặc biệt. Có nhiều đoạn Tổ sư nói về thiền thở của người đã có nhiều kinh nghiệm thực hành, người đọc cần phải đủ khả năng "đọc giữa hai dòng chữ" (reading between the lines) thì mới hiểu được. Ví dụ, "hít một hơi vô thật dài sau chót, và thở một hơi ra cuối cùng, rồi nín luôn tắt nghỉ, lặng tâm như sự đã chết" thì hiểu như thế nào đây? Tất nhiên, chúng ta phải đọc hết, đọc kỹ SỐ TỨC QUAN và phải thực hành thiền thở một cách nghiêm túc mới có thể hiểu được điều này.

7.10.16

Người yêu muôn thuở

Ba Tư Nặc là đức vua trị vì vương quốc Kosala, một quốc gia hùng cường ở Ấn Độ, trong thời Phật còn tại thế. 
Đức vua có một vị hoàng phi xinh đẹp tên là Mạt Lợi, mỹ nhân này là một cô công chúa của dòng họ Thích Ca, được vua Ba Tư Nặc đặc biệt sủng ái. 
Một hôm nhà vua hỏi nàng Mạt Lợi:
- Trên đời này, ái khanh yêu ai nhất? 

6.10.16

Lan man nghĩ về... tham

PTA: Chúng ta có lẽ ai cũng thấy và biết rõ về "Tham". Tuy nhiên, góc nhìn rất thực tế và tinh tế về cái THAM trong bài viết dưới đây là một gợi ý hay giúp chúng ta nhìn lại để " tự ngẫm" và "xét lại chính mình" như lời tác giả đề nghị. 
"Tham thì ai cũng ghét, ai cũng lên án, đòi xét xử kẻ tham. Nhưng ai mà không tham! Cái tham ấy nó vi tế biết chừng nào. Không chỉ mình tham thôi đâu mà đôi khi mình còn xúi giục cho người khác tham không chỉ một lần. Nó đã hằn nếp, đã thành thói quen, thay vì xét đoán, hô hào lên án ai đó chi bằng mỗi người tự ngẫm và xét lại chính mình."
Nguồn: TBKTSG
-------------------------------------------------
Lan man nghĩ về... tham
1. Hồi còn ở quê tôi cũng thường hay tranh cãi với bạn chuyện hái ớt nhà hàng xóm. Bạn tôi có cái tật hay vói tay qua hàng rào nhà bên lặt trộm vài trái ớt hiểm để cho bữa cơm thêm vị cay đậm đà ngon miệng. Anh không khi nào bước qua nhà hàng xóm để xin mà chỉ thích rình lúc người ta không thấy hái trộm vài trái. “Hai ba trái ớt có nhiều nhặng gì mà phải la toáng lên?”, ông bạn tôi cự lại.