30.9.16

Ba Câu Hỏi Của Đức Vua

Thuở xưa có một vị vua thuộc vào hàng minh quân, thương dân như con đẻ. Nhưng dù là minh quân, Ngài vẫn không sao tránh được một ít lỗi lầm đáng tiếc. 
Lúc tuổi đã cao, nhà vua nghĩ rằng giá mà thời niên thiếu Ngài được các bậc hiền tài chỉ dẫn cho ba điều thắc mắc sau đây thì có lẽ Ngài tránh được rất nhiều khuyết điểm. Đó là những nghi vấn sau: 
1. Thời gian nào quan trọng nhất của một công việc?
2. Nhân vật nào cần chú ý nhất đối với ta?
3. Công việc nào là tối quan trọng và khẩn thiết nhất? 

26.9.16

Một người sống chân chánh

Trong câu pháp cú số 24, Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta phương cách để có một cuộc sống tốt đẹp và an vui hơn. Lời kệ này được ghi lại như sau:

23.9.16

Thiền Trong Mọi Phút

Teno là một thiền sư vừa hạ sơn, sau 10 năm khổ luyện công phu, sư đến yết kiến thiền sư Nanin, một đại thiền sư nổi danh thời ấy.
Vừa gặp mặt Nanin đã hỏi:
- Lúc nãy nhà thầy bỏ chiếc dù bên phải hay bên trái đôi guốc trước khi vào thiền thất của ta?
Teno bối rối thú nhận rằng đã không nhớ rõ và đành ở lại xin thụ giáo với sư Nanin. Một lần khác Nanin lại hỏi:

20.9.16

Tinh tấn

Đức Phật dạy rằng ai sống lâu cả trăm năm mà lười nhác, không siêng năng học tập và rèn luyện thì không bằng sống một ngày mà siêng năng tinh tấn học tập và rèn luyện bằng tất cả khả năng của mình. Lời dạy này được ghi lại trong câu kinh Pháp cú số 112 như sau:

19.9.16

Một thoáng trong tôi - Một thoáng hạnh phúc

1. Đây là mấy dòng chia sẻ tôi ghi lại từ những ký ức về thầy, Trưởng lão Giác Dũng.
2. Trưởng lão Giác Dũng không viết như một người sáng tác hay nghiên cứu. Thỉnh thoảng thầy có viết những câu thơ kệ. Trong trường hợp cần lắm, thầy mới bảo học trò chấp bút cho thầy. Sau này, có người thấy pháp tu của thầy hay quá, nếu không ghi lại, người đời sau không học được thì uổng lắm. Vì vậy, cũng có người qua cách hầu chuyện thầy, hỏi để thầy nói, rồi viết lại thành văn, dưới đó để tên thầy. Đây là một cách đem kinh nghiệm của thầy chia sẻ cho người khác rất hay và bổ ích. Tuy nhiên, khi đọc những bài dạng đó, ngoài những đệ tử thân cận với thầy, khó ai biết được đâu là ý thầy đâu là ý người chấp bút thêm vào. Khi đó lợi hại khó phân. Tôi phát hiện ra điều này năm 2008, khi tôi hiệu đính một bài như thế cho một tập san Phật giáo.

14.9.16

Bình yên

Người ta chỉ có thể tìm được sự bình yên ngay trong tâm mình. (Sn.919)
(Only within will one find peace).




Hơi thở và Ý thức

Hơi thở là bạn trung thành nhất của nghệ thuật sống tỉnh thức.
Thiền là quá trình thanh lọc tâm và khai mở trí tuệ gồm hai yếu tố, định tâm và quán chiếu. Trong đó, ý thức hơi thở là bước thực tập căn bản. Hơi thở là đối tượng tập trung tâm ý rất hiệu quả. Hơi thở không phải là câu thần chú. Hơi thở là tự nhiên, không liên quan đến vấn đề văn hóa xã hội nào cả. Hơi thở cũng không phải là hiện vật mà chúng ta phải mang theo hay đặt để một nơi nào đó cho mục đích thực tập. Hơi thở rất tự nhiên và bất cứ ở đâu chúng ta cũng có hơi thở. Thở luôn luôn diễn ra trong hiện tại. Vì vậy hơi thở là cửa ngõ đưa ta về với giây phút hiện tại.

13.9.16

Mong cầu chính đáng

Ai cũng có những mong cầu chính đáng. Có người thể hiện sự mong cầu bằng chính hành động thiết thực của mình. Có người bộc bạch sự mong cầu đó với người khác hầu mong sự đồng cảm và trợ duyên từ bên ngoài khi chưa đủ điều kiện để thiết thực hành động hướng đến sở cầu của mình. Sự bộc bạch như vậy cũng đáng được trân trọng không kém hành động thiết thực.

Ngồi thiền và tỉnh thức

L. Rosenberg
Giác Kiến dịch
Đây là một bài hướng dẫn thiền được trích dịch từ tập sách Living in the Light of Death (Biết Tử là Bất Tử) của Giáo sư L. Rosenberg. Nhận thấy cách Gs. Rosenberg hướng dẫn thiền rất gần với phương pháp thiền quán niệm hơi thở mà thiền sinh tại Phương Thảo Am đang thực tập, nên chúng tôi dịch và giới thiệu cùng quý vị. 

12.9.16

Biết đủ mới văn minh

Có nhiều cách hiểu khác nhau về văn minh.
Theo Jon Jandai, một người Thái rất đỗi bình thường, văn minh là đơn giản. Trong ý nghĩa đơn giản của ông là một triết lý sống biết đủ. Đó là một triết lý sống tuyệt vời có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ ai muốn.
Nếu bạn muốn, thử xem ông nói gì ở đây.

Ngày Tưởng Nhớ Trưởng Lão Giác Dũng

Ngày Tưởng Nhớ Trưởng Lão Giác Dũng
12 tháng 8 Âm lịch hằng năm



Giác Dũng Mahathera Remembrance Day

August 12Lunar Year

11.9.16

Hạnh biết đủ

1. Để tập biết đủ, trước thử hỏi mình thực sự muốn gì. Nhà to, xe tốt hay hạnh phúc? Muốn bao nhiêu cho vừa? Nếu bạn muốn nhà to, xe tốt, hãy làm những gì bạn muốn nhưng đừng làm một cách không chính đáng là bạn đang bắt đầu biết đủ rồi đó. Nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy tập muốn ít, hạnh phúc, và thứ gì cũng vậy.

Vo tròn lẽ sống

Vo tròn lẽ sống là tựa của một bài thơ kệ của Trưởng lão Giác Dũng. Chúng tôi đã giới thiệu bài thơ kệ này trên trang phuongthaoam vào ngày 18/4/2014.

5.9.16

Sống chân thật

Asaresaramatino
sarecasaradassino
te saram nadhigacchanti
micchasankappagocara.

Saranca sarato natva
asaranca adhigacchanti
te saram adhigacchanti
sammasankappagocara.

Bản dịch tiếng Anh của Trưởng lão Buddharakkhita

Those who mistake the unessential to be essential and the essential to be unessential, dwelling in wrong thoughts, never arrive at the essential. (Dhammapada verse 11)

Those who know the essential to be essential and the unessential to be unessential, dwelling in right thoughts, do arrive at the essential. (Dhammapada verse 12)

Bản dịch tiếng Việt của Hòa thượng Thích Minh Châu

Không chân, tưởng chân thật, 
Chân thật, thấy không chân 
Họ không đạt chân thật 
Do tà tư tà hạnh. (Kinh pháp cú số 11)

Chân thật, biết chân thật, 
Không chân, biết không chân. 
Chúng đạt được chân thật, 
Do chánh tư, chánh hạnh. (Kinh pháp cú số 12)