PTA: Đây là toàn văn kinh Quán niệm hơi thở. Nguyên tựa tiếng Pali là Anapanasati sutta. Kinh Trung bộ, số 118. Hòa Thượng Minh Châu dịch là Kinh Nhập tức xuất tức niệm. Thiền sư Nhất Hạnh dịch là Kinh Quán Niệm Hơi Thở. Anapanasati sutta được dịch đầy đủ là Kinh Quán niệm hơi thở vào và hơi thở ra.
Anapanasati sutta là bản kinh hướng dẫn rất rõ về phương pháp thực hành thiền. Vì vậy, tại đạo tràng Thiền Quang, Tịnh Xá Ngọc Phương, Phương Thảo Am, bản kinh này được chọn làm một trong ba bài kinh quan trọng nhất mà người học thiền phải học.
Để làm tài liệu tham khảo, chúng tôi xin giới thiệu bản dịch tiếng Việt của HT. Minh Châu, bản dịch tiếng Việt của Thiền sư Nhất Hạnh và bản dịch tiếng Anh của Thiền sư Thanissaro.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kinh Nhập tức xuất tức niệm
Hòa Thượng Minh Châu dịch
Nguồn: Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Trung Bộ
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Đông Viên (Pubbarama), giảng
đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade), cùng với rất nhiều Thượng tọa có thời danh,
có danh xưng.... như Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahamoggallana (Đại
Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahakaccayana (Đại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahakotthita
(Đại Câu-hy-la), Tôn giả Mahakappina (Đại Kiếp-tân-na), Tôn giả Mahacunda (Đại
Thuần-đà), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn giả
Ananda (A-nan), cùng với nhiều bậc Thượng tọa đệ tử khác có thời danh, có danh
xưng. Lúc bấy giờ, các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo.
Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng
Tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo
khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỷ-kheo. Một số Thượng Tọa Tỷ-kheo khuyến
giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỷ-kheo. Và các tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo
khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng
đã chứng đạt. Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng
tròn sau ngày Tự tứ, đang ngồi giữa trời với chúng Tỷ-kheo đoanh vây.
Thế Tôn nhìn quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên
lặng, rồi bảo các Tỷ-kheo :
– Ta được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này. Tâm ta
được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy
tinh tấn hơn nữa, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì
chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Ta sẽ ở đây, tại Savatthi
cho đến tháng tư, lễ Komudi.
Những Tỷ-kheo địa phương được nghe: “Thế Tôn sẽ ở đây, tại
Savatthi, cho đến tháng tư, lễ Komudi”. Các Tỷ-kheo địa phương tụ họp tại
Savatthi để yết kiến Thế Tôn. Và các Thượng tọa Tỷ-kheo lại càng khuyến giáo,
giảng dạy các tân Tỷ-kheo nhiều hơn nữa. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo,
giảng dạy mười tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy
hai mươi tân Tỷ-kheo, Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi
tân Tỷ-kheo. Một số Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỷ-kheo.
Và những tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức
rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt. Lúc bấy giờ Thế
Tôn vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn, ngày lễ Komudi vào tháng tư,
Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, chung quanh có chúng Tỷ-kheo đoanh vây.
Rồi Thế Tôn sau khi nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng,
hết sức yên lặng liền bảo các Tỷ-kheo:
– Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời thừa thải. Hội
chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời dư thừa, đã được an trú trong lõi cây
thanh tịnh. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này,
này các Tỷ-kheo là một hội chúng đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng
được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Chúng Tỷ-kheo
như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội
chúng bố thí ít, được (phước báo) nhiều, bố thí nhiều, càng được (phước báo)
nhiều; hơn nữa. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế
này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng khó thấy ở đời. Chúng Tỷ-kheo như thế
này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng
xứng đáng đi nhiều do tuần (yojana) với một bao lương thực trên vai để đến yết
kiến. Chúng Tỷ-kheo này là như vậy, này các Tỷ-kheo; hội chúng này là như vậy,
này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là
những A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm
đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn
tận, được giải thoát nhờ chánh trí. Này các Tỷ-kheo, có những bậc Tỷ-kheo như vậy
trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo
đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn,
không còn phải trở lại đời này nữa. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo,
có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, này
có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, là
bậc Nhất lai, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Các bậc
Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo,
trong chúng Tỷ-kheo, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, là bậc Dự lưu,
không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ. Các bậc Tỷ-kheo như vậy,
này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo
này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn niệm xứ.
Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này
các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên
tâm, chú tâm, tu tập bốn chánh cần. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo,
có mặt trong hội chúng này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những
Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bốn như ý túc. Các bậc Tỷ-kheo như vậy,
này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo
này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm căn. Các bậc Tỷ-kheo
như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo,
trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm
lực. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.
Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm,
chú tâm tu tập bảy giác chi. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt
trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo
sống chuyên tâm, chú tâm tu tập Thánh đạo tám ngành. Các bậc Tỷ-kheo như vậy,
này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo
này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập từ (tâm). Các bậc Tỷ-kheo
như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo,
trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bi
(tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo
này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên
tâm, chú tâm tu tập hỷ (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt
trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo,
sống chuyên tâm, chú tâm tu tập xả (tâm). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo,
có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những
Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bất tịnh. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này
các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo
này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập vô thường tưởng. Các bậc Tỷ-kheo
như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.
Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo sống
chuyên tâm, chú tâm tu tập nhập tức xuất tức niệm. Nhập tức xuất tức niệm, này
các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, công đức lớn.
Nhập tức xuất tức niệm, được tu tập, làm cho sung
mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn. Bốn niệm xứ được tu tập, làm cho sung
mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn. Bảy giác chi được tu tập, làm cho
sung mãn, khiến cho minh giải thoát (vijjavimutti) được viên mãn.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là tu tập nhập tức xuất tức
niệm ? Như thế nào làm cho sung mãn ? Như thế nào là quả lớn, công đức lớn ? Ở
đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi
nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy
thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy biết : “Tôi thở vô dài”.
Hay thở ra dài, vị ấy biết : “Tôi thở ra dài”. Hay thở vô ngắn, vị ấy biết :
“Tôi thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn, vị ấy biết : “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác cả
toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị
ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi
sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ
thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở
vô”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh tâm
hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
“Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra”,
vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi
sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm
định tĩnh, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô”, vị ấy
tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở
vô”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi
sẽ thở vô”, vị ấy tập “Quán ly tham, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt,
tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. “Quán từ
bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Nhập tức
xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, được
quả lớn, được công đức lớn.
Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là nhập tức xuất tức niệm
được tu tập ? Như thế nào, làm cho sung mãn, khiến bốn niệm xứ được viên mãn ?
Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, vị ấy biết : “Tôi thở vô dài”.
Hay khi thở ra dài, vị ấy biết “Tôi thở ra dài”. Hay thở vô ngắn, vị ấy biết :
“Tôi thở vô ngắn”. Hay khi thở ra ngắn, vị ấy biết : “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm
giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở
ra”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân
hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Trong khi tùy quán thân trên thân, này các Tỷ-kheo,
vị Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này
các Tỷ-kheo, đối với các thân, Ta nói đây là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy,
này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, vị Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo
nghĩ : “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở
ra”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ,
tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm
giác tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành tôi sẽ thở vô”, vị ấy
tập. “An tịnh tâm hành tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Trong khi tùy quán thọ trên
các thọ, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế
ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đối với các cảm thọ, Ta nói đây là một, tức
là thở vô thở ra. Do vậy này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thọ trên các cảm
thọ, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghĩ : “Cảm giác tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“Cảm giác tâm, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô”, vị
ấy tu tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm Thiền định,
tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với
tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra”,
vị ấy tập. Trong khi tùy quán tâm trên tâm, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, nhiệt
tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, sự tu tập
nhập tức xuất tức niệm không thể đến với kẻ thất niệm, không có tỉnh giác. Do vậy,
này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán tâm trên tâm, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh
giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Khi nào này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
nghĩ : “Quán vô thường, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở
ra”, vị ấy tập. “Quán ly tham.... quán đoạn diệt... quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”,
vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Trong khi tùy quán trên các
pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế
ngự tham ưu ở đời. Vị ấy, do đoạn trừ tham ưu, sau khi thấy với trí tuệ, khéo
nhìn (sự vật) với niệm xả ly. Do vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán pháp
trên các pháp, Tỷ-kheo trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu
ở đời. Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, được tu tập như vậy được làm
cho sung mãn như vậy, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.
Và bốn niệm xứ, này các Tỷ-kheo,
tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được
viên mãn ? Này các Tỷ-kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, Tỷ-kheo trú, nhiệt
tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không
hôn mê của vị ấy được an trú. Trong khi niệm không hôn mê của vi ấy cũng được
an trú, này các Tỷ-kheo, trong khi ấy niệm giác chi được bắt đầu khởi lên với Tỷ-kheo,
trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi. Trong khi ấy niệm giác chi được Tỷ-kheo
tu tập đi đến viên mãn. Này các Tỷ-kheo, trong khi trú với chánh niệm như vậy,
Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy. Này các Tỷ-kheo, trong
khi trú với chánh niệm như vậy, Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát
pháp ấy, trong khi ấy trạch pháp giác chi được bắt đầu khởi lên, với Tỷ-kheo.
Trong khi ấy, Tỷ-kheo tu tập trạch pháp giác chi. Trong khi ấy trạch pháp giác
chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với
trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi
lên với vị Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với trí tuệ suy tư, tư
duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên
với Tỷ-kheo ấy. Trong khi ấy tinh tấn giác chi được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo.
Trong khi ấy Tỷ-kheo tu tập tinh tấn giác chi. Trong khi ấy, tinh tấn giác chi
được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn. Hỷ không liên hệ đến vật chất được khởi
lên nơi vị tinh tấn tinh cần. Này các Tỷ-kheo, trong khi hỷ không liên hệ đến vật
chất khởi lên nơi Tỷ-kheo tinh tấn tinh cần, trong khi ấy hỷ giác chi bắt đầu
khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy hỷ giác chi được vị Tỷ-kheo tu tập. Trong
khi ấy hỷ giác chi được Tỷ-kheo tu tập đi đến viên mãn. Thân của vị ấy được tâm
hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các Tỷ-kheo, trong khi
Tỷ-kheo với ý hoan hỷ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy,
khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy, khinh an giác chi
được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến
sung mãn. Một vị có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các Tỷ-kheo,
trong khi Tỷ-kheo có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi
ấy định giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy định giác chi được
Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung
mãn. Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly. Này
các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với
ý niệm xả ly, trong khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo . Trong khi
ấy xả giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo làm
cho đến sung mãn.
Này các Tỷ-kheo, trong khi quán
thọ trên các cảm thọ... (như trên)... quán tâm trên tâm... (như trên)... quán
pháp trên các pháp, Tỷ-kheo an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục
đích điều phục tham ưu ở đời, trong khi ấy niệm của vị ấy được an trú, không có
hôn mê. Này các Tỷ-kheo, trong khi niệm của Tỷ-kheo được an trú, không có hôn
mê, niệm giác chi trong khi ấy được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Niệm giác chi
trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Niệm giác chi trong khi ấy, được Tỷ-kheo làm
cho đi đến sung mãn. Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm
sát pháp ấy với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, trong khi an trú với chánh niệm như vậy,
vị ấy suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Trạch pháp giác chi trong
khi ấy được bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trạch pháp giác chi trong khi ấy được
Tỷ-kheo tu tập. Trạch pháp giác chi trong khi ấy đi đến sung mãn, tinh tấn
không thụ động bắt đầu khởi lên nơi vị ấy. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo
suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ, và tinh tấn không thụ động bắt đầu
khởi lên nơi vị ấy, tinh tấn giác chi trong khi ấy bắt đầu khởi lên nơi vị Tỷ-kheo.
Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Tinh tấn giác chi được Tỷ-kheo làm cho
đi đến sung mãn. Đối với vị ấy tinh cần tinh tấn, hỷ không liên hệ đến vật chất
khởi lên. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo tinh cần tinh tấn và hỷ không liên
hệ đến vật chất khởi lên, hỷ giác chi trong khi ấy bắt đầu được khởi lên nơi Tỷ-kheo.
Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo tu tập. Hỷ giác chi trong khi ấy được Tỷ-kheo
làm cho đi đến sung mãn. Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an,
tâm cũng được khinh an. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo với ý hoan hỷ được
thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy khinh an giác chi bắt đầu
khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy khinh an giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong
khi ấy khinh an giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Một vị có tâm
khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các Tỷ-kheo, trong khi vị ấy có
thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy định giác chi bắt
đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo tu tập. Trong
khi ấy định giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn. Vị ấy với tâm định
tĩnh như vậy khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly. Này các Tỷ-kheo, trong khi Tỷ-kheo
với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly, trong khi ấy xả
giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỷ-kheo. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo tu
tập. Trong khi ấy xả giác chi được Tỷ-kheo làm cho đi đến sung mãn.
Này các Tỷ-kheo, bốn niệm xứ được tu tập như vậy, được làm
cho sung mãn như vậy khiến cho bảy giác chi được sung mãn.
Và này các Tỷ-kheo, bảy giác chi tu tập như thế nào, làm cho
sung mãn như thế nào, khiến cho minh giải thoát được viên mãn. Ở đây, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ
đến diệt, hướng đến xả ly; tu tập trạch pháp giác chi... (như trên)... tu tập
tinh tấn giác chi... (như trên)... tu tập hỷ giác chi... (như trên)... tu tập
khinh an giác chi... (như trên)... tu tập định giác chi... (như trên)... tu tập
xả giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng
đến xả ly. Này các Tỷ-kheo, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung
mãn như vậy, khiến cho minh giải thoát được viên mãn.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ
lời Thế Tôn dạy.
KINH NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM, THỨ MỘT TRĂM MƯỜI TÁM.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kinh Quán Niệm Hơi Thở
Thiền sư Nhất Hạnh dịch
Nguồn: Sách Kinh Quán Niệm Hơi Thở
Tôi nghe như sau:
Hồi đó, Bụt còn ở tại nước Xá Vệ, cư trú trong vườn Kỳ Thọ với
nhiều vị đại đệ tử nổi tiếng như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Diếp, Ca Chiên
Diên, Câu Thi La, A Nậu Lâu Đà, Ưu Bà Đa, A Nan Đà, v.v... Trong cọng đồng các
vị khất sĩ, những vị trưởng thượng lo chăm sóc dạy dỗ các vị khất sĩ tân học,
có vị chăm dạy mười người, có vị hai mươi người, có vị ba mươi người, có vị bốn
mươi người... Các vị khất sĩ tân học được chăm sóc và dạy dỗ như thế dần dần thực
hiện được nhiều tiến bộ...
Bây giờ đây, đã đến ngày trăng tròn tháng tư và Bụt đang ngồi ngoài trời với
các vị khất sĩ. Người đưa mắt lặng lẽ quán sát đại chúng một hồi rồi lên tiếng:
"Quý vị khất sĩ! Tăng đoàn chúng ta đây quả là thanh tịnh
và có thực chất tu học, không mang tính chất phù phiếm và ba hoa, xứng đáng được
cúng dường, xứng đáng được gọi là phước điền, xứng đáng được kính nể.
"Này quý vị, trong đại chúng đây có những vị khất sĩ đã
chứng quả La Hán, đã trừ hết mọi phiền não, đã trút bỏ được mọi gánh nặng, đã
thành tựu được trí tuệ và giải thoát. Lại có những vị đã cắt được năm sợi dây
ràng buộc đầu, chứng được quả Bất Hoàn, sẽ không còn trở lại luân hồi; có những
vị đã cắt bỏ được ba sợi dây ràng buộc đầu, chứng quả Nhất Hoàn, hàng phục được
phần thô của các phiền não tham, sân và si, và chỉ cần trở lại một lần; có những
vị đã cắt bỏ được ba sợi dây ràng buộc đầu, chứng quả Dự Lưu, đang vững chãi đi
về quả vị giác ngộ; có vị đang thực tập tứ niệm xứ, có vị đang thực tập tứ
chánh cần, có vị đang thực tập tứ như ý túc, có vị đang thực tập ngũ căn, có vị
đang thực tập ngũ lực, có vị đang thực tập thất bồ đề phần, có vị đang thực tập
bát chánh đạo, có vị đang thực tập từ, có vị đang thực tập bi, có vị đang thực
tập hỷ, có vị đang thực tập xả, có vị đang thực tập cửu tưởng quán, có vị đang
thực tập vô thường quán. Lại có những vị khác đang thực tập quán niệm hơi thở."
"Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát
triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể
làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển
và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ
nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát.
"Làm thế nào để phát triển và thực tập liên tục phép quán niệm hơi thở, để
phép này mang lại những thành quả và lợi lạc lớn?
"Này đây, quý vị khất sĩ! Người hành giả đi vào rừng hoặc tới một gốc cây,
nơi vắng vẻ, ngồi xuống trong tư thế hoa sen, giữ thân cho thẳng và đặt vững
chánh niệm trước mặt mình. Thở vào, người ấy biết rằng mình thở vào; thở ra,
người ấy biết rằng mình thở ra.
1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở vào một
hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài.
2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở vào một
hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn.
3. Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân ta. Ta đang thở
ra và có ý thức về toàn thân ta. Người ấy thực tập như thế.
4. Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Ta đang thở
ra và làm cho toàn thân an tịnh. Người ấy thực tập như thế.
5. Ta đang thở vào và cảm thấy mừng vui. Ta đang thở ra và cảm
thấy mừng vui. Người ấy thực tập như thế.
6. Ta đang thở vào và cảm thấy an lạc. Ta đang thở ra và cảm
thấy an lạc. Người ấy thực tập như thế.
7. Ta đang thở vào và có ý thức về những hoạt động tâm ý
trong ta. Ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Người ấy
thực tập như thế.
8. Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta
được an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an
tịnh. Người ấy thực tập như thế.
9. Ta đang thở vào và có ý thức về tâm ý ta. Ta đang thở ra
và có ý thức về tâm ý ta. Người ấy thực tập như thế.
10. Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Ta đang thở
ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Người ấy thực tập như thế.
11. Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Ta đang
thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Người ấy thực tập như thế.
12. Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự
do. Ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Người ấy thực
tập như thế.
13. Ta đang thở vào và quán chiếu tính vô thường của vạn
pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy thực tập
như thế.
14. Ta đang thở vào và quán chiếu về tính không đáng tham cầu
và vướng mắc của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về tính không đáng tham
cầu và vướng mắc của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.
15. Ta đang thở vào và quán chiếu về bản chất không sinh diệt
của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn
pháp. Người ấy thực tập như thế.
16. Ta đang thở vào và quán chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở
ra và quán chiếu về sự buông bỏ. Người ấy thực tập như thế.
Phép quán niệm hơi thở, theo những chỉ dẫn trên, nếu được
phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem đến những thành quả và lợi lạc lớn.Phát
triển và thực tập liên tục như thế nào để phép quán niệm hơi thở có thể thành tựu
được bốn lĩnh vực quán niệm?
Khi hành giả thở vào hoặc thở ra một hơi dài hay một hơi ngắn
mà có ý thức về hơi thở và về toàn thân mình, hoặc có ý thức là đang làm cho
toàn thân mình an tịnh, thì khi ấy hành giả đang an trú trong phép quán thân
trong thân, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm
cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Hơi thở vào và hơi thở ra có ý thức ở
đây thuộc lĩnh vực quán niệm thứ nhất là thân thể.
Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà có ý thức về sự vui
thích hoặc về sự an lạc, về những hoạt động của tâm ý, hoặc để làm cho những hoạt
động của tâm ý an tịnh thì khi ấy hành giả đang an trú trong phép quán cảm thọ
trong cảm thọ, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm
cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Những cảm thọ được chứng nghiệm trong
hơi thở có ý thức ấy thuộc lĩnh vực quán niệm thứ hai là cảm thọ.
Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà có ý thức về tâm ý, làm
cho tâm ý an tịnh, thu nhiếp tâm ý vào định hoặc cởi mở cho tâm ý được giải
thoát tự do, thì khi ấy hành giả đang an trú trong pháp quán niệm tâm ý trong
tâm ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng
như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Không quán niệm về hơi thở thì sẽ không
phát triển được chánh niệm và sự hiểu biết.
Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà quán chiếu về tính cách
vô thường hoặc về tính cách không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp, về bản
chất không sinh diệt và về sự buông bỏ, thì khi ấy hành giả đang an trú trong
pháp quán niệm đối tượng tâm ý trong đối tượng tâm ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết
rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời.
Phép quán niệm hơi thở nếu được phát triển và thực tập liên
tục, sẽ đưa bốn lĩnh vực quán niệm đến chỗ thành tựu viên mãn.Nhưng nếu được
phát triển và thực tập liên tục, bốn lĩnh vực quán niệm sẽ đưa bảy yếu tố giác
ngộ đến chỗ thành tựu viên mãn. Bằng cách nào?
Khi hành giả an trú trong phép quán thân trong thân, quán cảm
thọ trong cảm thọ, quán tâm ý trong tâm ý, quán đối tượng tâm ý trong đối tượng
tâm ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng
như mọi chán ghét đối với cuộc đời, thì lúc ấy chánh niệm của hành giả được duy
trì vững chãi và bền bỉ; và hành giả đạt được yếu tố giác ngộ thứ nhất là niệm.
Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.
Khi hành giả an trú trong chánh niệm để quán chiếu và quyết
trạch về các pháp, đối tượng của tâm ý, thì yếu tố giác ngộ thứ hai được sinh
khởi và phát triển, đó là yếu tố trạch pháp. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự
thành tựu viên mãn.
Khi hành giả an trú trong quán chiếu và quyết trạch về các
pháp một cách bền bỉ, tinh cần, vững chãi thì yếu tố giác ngộ thứ ba được sinh
khởi và phát triển, đó là yếu tố tinh tấn. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành
tựu viên mãn.
Khi hành giả đã an trú vững chãi và bền bỉ trong sự hành trì
tinh tiến thì yếu tố giải thoát thứ tư được sinh khởi và phát triển, đó là yếu
tố hỷ lạc xuất thế. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn.
Khi được an trú trong trạng thái hỷ lạc rồi, hành giả cảm thấy
thân và tâm của mình nhẹ nhàng và an tịnh, đó là yếu tố giải thoát thứ năm được
sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố khinh an. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự
thành tựu viên mãn.
Khi thân và tâm mình đã nhẹ nhàng và thanh tịnh, hành giả có
thể đi vào định một cách dễ dàng. Lúc đó yếu tố giải thoát thứ sáu được sinh khởi
và phát triển. Đó là yếu tố định. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên
mãn.
Khi đã thực sự an trú trong định, hành giả không còn duy trì
sự phân biệt và so đo nữa. Khi đó yếu tố giải thoát thứ bảy là buông thả được
sinh khởi và phát triển. Đó là yếu tố hành xả. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự
thành tựu viên mãn.
Bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên
tục sẽ đưa bảy yếu tố giác ngộ đến chỗ thành tựu viên mãn như thế. Nhưng bảy yếu
tố giác ngộ, nếu được phát triển và thực tập liên tục, làm thế nào để có thể
đưa đến sự thành tựu viên mãn của trí tuệ và giải thoát?
Nếu hành giả tu tập theo bảy yếu tố giác ngộ, một mình tĩnh
cư, chuyên quán chiếu về tính cách không sinh diệt của vạn pháp, quán chiếu
về sự tự do, thì sẽ đạt tới khả năng buông bỏ. Đó là do tu tập bảy yếu tố
giác ngộ mà thành tựu viên mãn được trí tuệ và giải thoát."
Đó là những điều đức Thế Tôn nói. Đại chúng ai nấy đều tỏ vẻ
vui mừng được nghe Người dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mindfulness of Breathing
Translated by Thanissaro Bhikkhu
Source: Accesstoinsight.org
I have heard that on one occasion the Blessed One was staying at Savatthi in the Eastern Monastery, the palace of Migara's mother, together with many well-known elder disciples — with Ven. Sariputta, Ven. Maha Moggallana, Ven. Maha Kassapa, Ven. Maha Kaccana, Ven. Maha Kotthita, Ven. Maha Kappina, Ven. Maha Cunda, Ven. Revata, Ven. Ananda, and other well-known elder disciples. On that occasion the elder monks were teaching & instructing. Some elder monks were teaching & instructing ten monks, some were teaching & instructing twenty monks, some were teaching & instructing thirty monks, some were teaching & instructing forty monks. The new monks, being taught & instructed by the elder monks, were discerning grand, successive distinctions.
Now on that occasion — the Uposatha day of the fifteenth, the full-moon night of the Pavarana ceremony — the Blessed One was seated in the open air surrounded by the community of monks. Surveying the silent community of monks, he addressed them:
"Monks, I am content with this practice. I am content at heart with this practice. So arouse even more intense persistence for the attaining of the as-yet-unattained, the reaching of the as-yet-unreached, the realization of the as-yet-unrealized. I will remain right here at Savatthi [for another month] through the 'White Water-lily' Month, the fourth month of the rains."
The monks in the countryside heard, "The Blessed One, they say, will remain right there at Savatthi through the White Water-lily Month, the fourth month of the rains." So they left for Savatthi to see the Blessed One.
Then the elder monks taught & instructed the new monks even more intensely. Some elder monks were teaching & instructing ten monks, some were teaching & instructing twenty monks, some were teaching & instructing thirty monks, some were teaching & instructing forty monks. The new monks, being taught & instructed by the elder monks, were discerning grand, successive distinctions.
Now on that occasion — the Uposatha day of the fifteenth, the full-moon night of the White Water-lily Month, the fourth month of the rains — the Blessed One was seated in the open air surrounded by the community of monks. Surveying the silent community of monks, he addressed them:
"Monks, this assembly is free from idle chatter, devoid of idle chatter, and is established on pure heartwood: such is this community of monks, such is this assembly. The sort of assembly that is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of respect, an incomparable field of merit for the world: such is this community of monks, such is this assembly. The sort of assembly to which a small gift, when given, becomes great, and a great gift greater: such is this community of monks, such is this assembly. The sort of assembly that it is rare to see in the world: such is this community of monks, such is this assembly — the sort of assembly that it would be worth traveling for leagues, taking along provisions, in order to see.
"In this community of monks there are monks who are arahants, whose mental effluents are ended, who have reached fulfillment, done the task, laid down the burden, attained the true goal, laid to waste the fetter of becoming, and who are released through right gnosis: such are the monks in this community of monks.
"In this community of monks there are monks who, with the wasting away of the five lower fetters, are due to be reborn [in the Pure Abodes], there to be totally unbound, destined never again to return from that world: such are the monks in this community of monks.
"In this community of monks there are monks who, with the wasting away of [the first] three fetters, and with the attenuation of passion, aversion, & delusion, are once-returners, who — on returning only once more to this world — will make an ending to stress: such are the monks in this community of monks.
"In this community of monks there are monks who, with the wasting away of [the first] three fetters, are stream-winners, steadfast, never again destined for states of woe, headed for self-awakening: such are the monks in this community of monks.
"In this community of monks there are monks who remain devoted to the development of the four frames of reference... the four right exertions... the four bases of power... the five faculties... the five strengths... the seven factors for awakening... the noble eightfold path: such are the monks in this community of monks.
"In this community of monks there are monks who remain devoted to the development of good will... compassion... appreciation... equanimity... [the perception of the] foulness [of the body]... the perception of inconstancy: such are the monks in this community of monks.
"In this community of monks there are monks who remain devoted to mindfulness of in-&-out breathing.
"Mindfulness of in-&-out breathing, when developed & pursued, is of great fruit, of great benefit. Mindfulness of in-&-out breathing, when developed & pursued, brings the four frames of reference to their culmination. The four frames of reference, when developed & pursued, bring the seven factors for awakening to their culmination. The seven factors for awakening, when developed & pursued, bring clear knowing & release to their culmination.
Mindfulness of In-&-Out Breathing
"Now how is mindfulness of in-&-out breathing developed & pursued so as to be of great fruit, of great benefit?
"There is the case where a monk, having gone to the wilderness, to the shade of a tree, or to an empty building, sits down folding his legs crosswise, holding his body erect, and setting mindfulness to the fore.[1] Always mindful, he breathes in; mindful he breathes out.
"[1] Breathing in long, he discerns, 'I am breathing in long'; or breathing out long, he discerns, 'I am breathing out long.' [2] Or breathing in short, he discerns, 'I am breathing in short'; or breathing out short, he discerns, 'I am breathing out short.' [3]He trains himself, 'I will breathe in sensitive to the entire body.'[2] He trains himself, 'I will breathe out sensitive to the entire body.' [4] He trains himself, 'I will breathe in calming bodily fabrication.'[3] He trains himself, 'I will breathe out calming bodily fabrication.'
"[5] He trains himself, 'I will breathe in sensitive to rapture.' He trains himself, 'I will breathe out sensitive to rapture.' [6] He trains himself, 'I will breathe in sensitive to pleasure.' He trains himself, 'I will breathe out sensitive to pleasure.' [7] He trains himself, 'I will breathe in sensitive to mental fabrication.'[4] He trains himself, 'I will breathe out sensitive to mental fabrication.' [8] He trains himself, 'I will breathe in calming mental fabrication.' He trains himself, 'I will breathe out calming mental fabrication.'
"[9] He trains himself, 'I will breathe in sensitive to the mind.' He trains himself, 'I will breathe out sensitive to the mind.' [10] He trains himself, 'I will breathe in satisfying the mind.' He trains himself, 'I will breathe out satisfying the mind.' [11] He trains himself, 'I will breathe in steadying the mind.' He trains himself, 'I will breathe out steadying the mind.' [12] He trains himself, 'I will breathe in releasing the mind.' He trains himself, 'I will breathe out releasing the mind.'[5]
"[13] He trains himself, 'I will breathe in focusing on inconstancy.' He trains himself, 'I will breathe out focusing on inconstancy.' [14] He trains himself, 'I will breathe in focusing on dispassion [literally, fading].' He trains himself, 'I will breathe out focusing on dispassion.' [15] He trains himself, 'I will breathe in focusing on cessation.' He trains himself, 'I will breathe out focusing on cessation.' [16] He trains himself, 'I will breathe in focusing on relinquishment.' He trains himself, 'I will breathe out focusing on relinquishment.'
"This is how mindfulness of in-&-out breathing is developed & pursued so as to be of great fruit, of great benefit.
The Four Frames of Reference
"And how is mindfulness of in-&-out breathing developed & pursued so as to bring the four frames of reference to their culmination?
"[1] On whatever occasion a monk breathing in long discerns, 'I am breathing in long'; or breathing out long, discerns, 'I am breathing out long'; or breathing in short, discerns, 'I am breathing in short'; or breathing out short, discerns, 'I am breathing out short'; trains himself, 'I will breathe in...&... out sensitive to the entire body'; trains himself, 'I will breathe in...&...out calming bodily fabrication': On that occasion the monk remains focused on the body in & of itself — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. I tell you, monks, that this — the in-&-out breath — is classed as a body among bodies, which is why the monk on that occasion remains focused on the body in & of itself — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world.
"[2] On whatever occasion a monk trains himself, 'I will breathe in...&...out sensitive to rapture'; trains himself, 'I will breathe in...&...out sensitive to pleasure'; trains himself, 'I will breathe in...&...out sensitive to mental fabrication'; trains himself, 'I will breathe in...&...out calming mental fabrication': On that occasion the monk remains focused onfeelings in & of themselves — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. I tell you, monks, that this — careful attention to in-&-out breaths — is classed as a feeling among feelings,[6] which is why the monk on that occasion remains focused on feelings in & of themselves — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world.
"[3] On whatever occasion a monk trains himself, 'I will breathe in...&...out sensitive to the mind'; trains himself, 'I will breathe in...&...out satisfying the mind'; trains himself, 'I will breathe in...&...out steadying the mind'; trains himself, 'I will breathe in...&...out releasing the mind': On that occasion the monk remains focused on the mind in & of itself — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. I don't say that there is mindfulness of in-&-out breathing in one of lapsed mindfulness and no alertness, which is why the monk on that occasion remains focused on the mind in & of itself — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world.
"[4] On whatever occasion a monk trains himself, 'I will breathe in...&...out focusing on inconstancy'; trains himself, 'I will breathe in...&...out focusing on dispassion'; trains himself, 'I will breathe in...&...out focusing on cessation'; trains himself, 'I will breathe in...&...out focusing on relinquishment': On that occasion the monk remains focused onmental qualities in & of themselves — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. He who sees with discernment the abandoning of greed & distress is one who watches carefully with equanimity, which is why the monk on that occasion remains focused on mental qualities in & of themselves — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world.
"This is how mindfulness of in-&-out breathing is developed & pursued so as to bring the four frames of reference to their culmination.
The Seven Factors for Awakening
"And how are the four frames of reference developed & pursued so as to bring the seven factors for awakening to their culmination?
"[1] On whatever occasion the monk remains focused on the body in & of itself — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world, on that occasion his mindfulness is steady & without lapse. When his mindfulness is steady & without lapse, then mindfulness as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development.
"[2] Remaining mindful in this way, he examines, analyzes, & comes to a comprehension of that quality with discernment. When he remains mindful in this way, examining, analyzing, & coming to a comprehension of that quality with discernment, then analysis of qualities as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development.
"[3] In one who examines, analyzes, & comes to a comprehension of that quality with discernment, persistence is aroused unflaggingly. When persistence is aroused unflaggingly in one who examines, analyzes, & comes to a comprehension of that quality with discernment, then persistence as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development.
"[4] In one whose persistence is aroused, a rapture not-of-the-flesh arises. When a rapture not-of-the-flesh arises in one whose persistence is aroused, then rapture as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development.
"[5] For one enraptured at heart, the body grows calm and the mind grows calm. When the body & mind of a monk enraptured at heart grow calm, then serenity as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development.
"[6] For one who is at ease — his body calmed — the mind becomes concentrated. When the mind of one who is at ease — his body calmed — becomes concentrated, thenconcentration as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development.
"[7] He carefully watches the mind thus concentrated with equanimity. When he carefully watches the mind thus concentrated with equanimity, equanimity as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development.
(Similarly with the other three frames of reference: feelings, mind, & mental qualities.)
"This is how the four frames of reference are developed & pursued so as to bring the seven factors for awakening to their culmination.
Clear Knowing & Release
"And how are the seven factors for awakening developed & pursued so as to bring clear knowing & release to their culmination? There is the case where a monk developsmindfulness as a factor for awakening dependent on seclusion, dependent on dispassion, dependent on cessation, resulting in relinquishment. He develops analysis of qualities as a factor for awakening... persistence as a factor for awakening... rapture as a factor for awakening... serenity as a factor for awakening... concentration as a factor for awakening... equanimity as a factor for awakening dependent on seclusion, dependent on dispassion, dependent on cessation, resulting in relinquishment.
"This is how the seven factors for awakening are developed & pursued so as to bring clear knowing & release to their culmination."
That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted in the Blessed One's words.
Notes
1.
To the fore (parimukham): The Abhidhamma takes an etymological approach to this term, defining it as around (pari-) the mouth (mukham). In the Vinaya, however, it is used in a context (Cv.V.27.4) where it undoubtedly means the front of the chest. There is also the possibility that the term could be used idiomatically as "to the front," which is how I have translated it here.
2.
The commentaries insist that "body" here means the breath, but this is unlikely in this context, for the next step — without further explanation — refers to the breath as "bodily fabrication." If the Buddha were using two different terms to refer to the breath in such close proximity, he would have been careful to signal that he was redefining his terms (as he does below, when explaining that the first four steps in breath meditation correspond to the practice of focusing on the body in and of itself as a frame of reference). The step of breathing in and out sensitive to the entire body relates to the many similes in the suttas depicting jhana as a state of whole-body awareness (seeMN 119).
3.
"In-&-out breaths are bodily; these are things tied up with the body. That's why in-&-out breaths are bodily fabrications." — MN 44.
4.
"Perceptions & feelings are mental; these are things tied up with the mind. That's why perceptions & feelings are mental fabrications." — MN 44.
5.
AN 9.34 shows how the mind, step by step, is temporarily released from burdensome mental states of greater and greater refinement as it advances through the stages of jhana.
6.
As this shows, a meditator focusing on feelings in themselves as a frame of reference should not abandon the breath as the basis for his/her concentration.
No comments:
Post a Comment