Cái này là cái tạp ghi. Là cái hỏi dại. Hôm trước có Hỏi dại một lần rồi. Mấy bạn bảo là ăn được, cũng như rau rừng, xuyến chi ở PTA, ăn được hết mà. Hễ cái gì ăn được thì chia. Có một chút lòng là vui rồi.
~~~~~~~~~~~~~
Mấy hôm nay tôi theo bạn bè rong chơi đây đó. Gặp lại bạn cũ, là các thầy các cô xuất sĩ, lòng thật vui. Trong những ánh mắt, những câu chào, tôi thấy còn đó rất nhiều cảm thông, chan chứa tình người. Điều này nói không hết.
Về lại Phương Thảo Am, chiếc am lá nhỏ quen thuộc, tôi bỗng ngạc nhiên sao mấy ngày qua nhiều người ghé Phương Thảo Am quá vậy. Sáu năm qua, từ ngày về ở Phương Thảo Am đến nay, chưa có dịp nào người ta tụ hội về Phương Thảo Am đông đến thế.
Tôi vừa tiễn anh Tịnh Viên về, rất nhiều câu hỏi tại sao tại sao... ùn lên.
Rồi hết câu này đến câu khác, từ đơn giản đến phúc tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, có hết. Và không trật tự.
Người ở đâu mà về Phương Thảo Am đông vậy? Sao đông mà không ồn ào? Mà rất sống động chứ không trơ lặng?
Tôi chưa từng thấy sự yên bình này ở đám đông nào bao giờ.
Có một lần, tôi cảm chút yên bình tợ tợ tại một buổi chiều trong lễ tang của Hòa thượng Thích Minh Châu tại Thiền viện Vạn Hạnh. Nhưng sự yên bình đó cũng sớm tan và nhường chỗ cho sự ồn ào mà nhiều người ưa thích.
Yên bình lạ.
Ừ sao lạ hỉ? Có thể bền lâu chăng? Giữa vô thường?
Hỏi. Hỏi. Khôn có dại có. Và chẳng trật tự gì cả.
Tôi lại nhớ một ngày lưu lại tại một trung tâm thiền ở Trường Mai, Thái Lan.
Mọi người đang thực hành thiền. Tôi cũng ngồi đôi phút. Sau đó bước ra mé hiên thiền đường quan sát. Tôi thấy các hành giả đi, ngồi chẳng có trật tự gì cả, mà sao tôi vẫn cảm thấy có một sự bình yên nào đó rất trật tự. Lạ thiệt. Trong khi đó, tôi thấy có nhiều đạo tràng, xếp hàng rất thẳng, đi đứng ngồi rất ngay mà tôi chẳng cảm được một chút trật tự nào, đừng nói chi đến bình yên.
Hay là cái cảm của tôi có vấn đề? Có thể lắm. Nghe nói, tâm bình thế giới bình mà. Chắc lúc đó tâm tôi không yên? Mà đó chỉ là một trong trăm ngàn mà? Số còn lại thì sao?
Bước lên thiền đường Bình Yên, tự nhiên tôi chợt hỏi, Tổ sư Minh Đăng Quang đi đâu rồi?
Câu hỏi này lại kéo tôi về thực tại, gần gũi hơn,...mà cũng trừu tượng hơn, xa xăm hơn.
Thế nào là người giác ngộ? Sống trong đời này, không giác ngộ nguy hiểm biết bao? Tại sao phải quy y? Tại sao phải ngồi thiền?
Bỗng nhiên, câu hỏi của nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ xen vào, cắt ngang tất cả.
Về lại Phương Thảo Am, chiếc am lá nhỏ quen thuộc, tôi bỗng ngạc nhiên sao mấy ngày qua nhiều người ghé Phương Thảo Am quá vậy. Sáu năm qua, từ ngày về ở Phương Thảo Am đến nay, chưa có dịp nào người ta tụ hội về Phương Thảo Am đông đến thế.
Tôi vừa tiễn anh Tịnh Viên về, rất nhiều câu hỏi tại sao tại sao... ùn lên.
Rồi hết câu này đến câu khác, từ đơn giản đến phúc tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, có hết. Và không trật tự.
Người ở đâu mà về Phương Thảo Am đông vậy? Sao đông mà không ồn ào? Mà rất sống động chứ không trơ lặng?
Tôi chưa từng thấy sự yên bình này ở đám đông nào bao giờ.
Có một lần, tôi cảm chút yên bình tợ tợ tại một buổi chiều trong lễ tang của Hòa thượng Thích Minh Châu tại Thiền viện Vạn Hạnh. Nhưng sự yên bình đó cũng sớm tan và nhường chỗ cho sự ồn ào mà nhiều người ưa thích.
Yên bình lạ.
Ừ sao lạ hỉ? Có thể bền lâu chăng? Giữa vô thường?
Hỏi. Hỏi. Khôn có dại có. Và chẳng trật tự gì cả.
Tôi lại nhớ một ngày lưu lại tại một trung tâm thiền ở Trường Mai, Thái Lan.
Mọi người đang thực hành thiền. Tôi cũng ngồi đôi phút. Sau đó bước ra mé hiên thiền đường quan sát. Tôi thấy các hành giả đi, ngồi chẳng có trật tự gì cả, mà sao tôi vẫn cảm thấy có một sự bình yên nào đó rất trật tự. Lạ thiệt. Trong khi đó, tôi thấy có nhiều đạo tràng, xếp hàng rất thẳng, đi đứng ngồi rất ngay mà tôi chẳng cảm được một chút trật tự nào, đừng nói chi đến bình yên.
Hay là cái cảm của tôi có vấn đề? Có thể lắm. Nghe nói, tâm bình thế giới bình mà. Chắc lúc đó tâm tôi không yên? Mà đó chỉ là một trong trăm ngàn mà? Số còn lại thì sao?
Bước lên thiền đường Bình Yên, tự nhiên tôi chợt hỏi, Tổ sư Minh Đăng Quang đi đâu rồi?
Câu hỏi này lại kéo tôi về thực tại, gần gũi hơn,...mà cũng trừu tượng hơn, xa xăm hơn.
Thế nào là người giác ngộ? Sống trong đời này, không giác ngộ nguy hiểm biết bao? Tại sao phải quy y? Tại sao phải ngồi thiền?
Bỗng nhiên, câu hỏi của nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ xen vào, cắt ngang tất cả.
Sao cuộc đời vẫn đầy ác mộng
Khi lòng người là bóng trăng trong
Sao?
Sao?
Có hỏi dại không đó?
Tôi lại đi tìm người thơ mà tôi rất kính quý.
Đọc đọc.
Em đến, em đi, nụ cười gửi lại
Anh nhớ em, nhớ một tấm lòng
Như cơn gió nhớ màu hoa dại
Như con đò chạnh nhớ bến sông.
Thơ tình rồi? Có lạc đề không đây?
Có loạn không đây? Nhất là khi đặt cái tình này trong mớ chữ loạn ngầu này???
Không bình không loạn gì hết. Đọc hết.
FB HỒ NGẠC NGỮ
MỘT TẤM LÒNG
Em đến, em đi, nụ cười gửi lại
Anh nhớ em, nhớ một tấm lòng
Như cơn gió nhớ màu hoa dại
Như con đò chạnh nhớ bến sông
Em sống chân quê, tin vào nhân quả
Gặp kẻ già nua, số phận long đong
Có bát gạo, em chia một nửa
Những ngày cuối tuần, em vẫn đến thăm
Em muốn biết phía sau cuộc sống
Con người là gì trong cõi mênh mông
Sao cuộc đời vẫn đầy ác mộng
Khi lòng người là bóng trăng trong
Chưa gặp anh, em lên chùa lạy Phật
Thường cúi đầu quy kính chư Tăng
Gặp anh rồi, em lên chùa lễ Phật
Lại nhớ hoài vị Phật trong Tâm.
HỒ NGẠC NGỮ
01.11.2016
Không xin không cho gì ở đây cả. Tôi vô cùng trân trọng và đa tạ HỒ NGẠC NGỮ.
Anh đã giúp tôi tạm ngưng, không hỏi dại nữa.
sgk, pta, 8.11.2016
~~~~~~~~~
(*) Cảm ơn cô T.P. đã giúp nhặt những hạt sạn cần nhặt.
~~~~~~~~~
(*) Cảm ơn cô T.P. đã giúp nhặt những hạt sạn cần nhặt.
No comments:
Post a Comment