27.11.16

Totto-chan, Cô Bé Bên Cửa Sổ _ phần 6,7


6. GIỜ ĂN TRƯA


Thầy hiệu trưởng đưa Totto-chan đến phòng ăn trưa của học sinh. Ông giải thích: “Chúng ta không ăn trưa ở trên các toa tàu mà ăn ở hội trường.” Hội trường nằm ở trên bậc đá cuối cùng nơi Totto-chan đã đến hồi sáng. Khi thầy hiệu trưởng và Totto-chan đến nơi, các học sinh đang ồn ào đi tới đi lui và sắp xếp bàn ghế thành một vòng tròn. Vì học sinh đứng dồn vào một góc và nhìn, Totto-chan níu lấy áo khoác của thầy hiệu trưởng và hỏi:

26.11.16

Nhớ, tưởng và quán

Từ sau khóa thiền cuối năm 2013 tại Phương Thảo Am, các bạn mới học thiền mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của mình mà không ngại đúng sai. Tốt cũng chia sẻ mà xấu cũng chia sẻ. Tốt chia sẻ để người khác biết và có thể thử nếu thích. Xấu chia sẻ để người khác biết và tránh nếu không muốn phí sức phí thời gian. Từ đó, những bạn đến Phương Thảo Am tập thiền cởi mở hơn trong chia sẻ. Chúng tôi gọi những điều được chia sẻ đó là kinh nghiệm thiền tài tử. Chúng tôi tạm gọi là “tài tử” với nghĩa là những kinh nghiệm nghiệp dư của những người thích thì tập thử chơi chứ chưa biết mô tê gì về thiền đạo hay Phật đạo cả. Đó là những kinh nghiệm abc về thiền. Và cũng như các bạn, những gì chúng tôi chia sẻ với các bạn cũng chỉ là kinh nghiệm thực tập của người mới bắt đầu mà thôi. Những kinh nghiệm đó cũng là những kinh nghiệm nghiệp dư vậy. Với tinh thần đó, chúng tôi chia sẻ với các bạn nội dung trao đổi của Phật tử Ngọc Thủy Hoàng Thị Quang, chuyên viên xét nghiệm, nguyên giảng viên trường đại học Tây Nguyên, và Sư Giác Kiến, người chăm sóc vườn thiền Phương Thảo Am, Buôn Ma Thuột, cùng sự có mặt của nhiều học viên trong buổi học thiền tại Phương Thảo Am ngày 5/4/2014 vừa qua. Chúng tôi xin cảm ơn sư Giác Kiến, anh Duy Thịnh, cô Huỳnh Huệ, cô Hoàng Quang đã dành thời gian ghi lại âm thanh, hình ảnh, phiên tả, đọc lại, hiệu chỉnh và cho phép chia sẻ nội dung này. 
~~~~~~~~~~~~~~~
Nhớ, tưởng và quán

Phật tử Hoàng Thị Quang tại Phương Thảo Am, ảnh Huỳnh Huệ 
Hỏi: Sống, có muôn điều cần suy nghĩ. Khi ngồi tu thiền, tâm tĩnh lặng, con suy nghĩ tốt hơn. Vậy con có thể suy nghĩ trong khi ngồi thiền không ạ?

Đáp: Trong quá trình thực hành thiền, các luồng tư tưởng thường kéo đến làm cho mình phải suy nghĩ theo. Đặc biệt, những luồng tư tưởng mạnh thường đến và buộc mình phải suy nghĩ. Có đúng vậy không?
Khi tu thiền, chúng ta ngồi để suy nghĩ thì không ổn. Mà chúng ta chỉ ngồi và để tâm trống rỗng, không nghĩ gì hết, như vậy cũng không ổn. Nếu chúng ta ngồi chỉ để tâm trống rỗng thì đó không phải là pháp thiền của Phật giáo. Nếu ngồi để suy nghĩ thì đó cũng không đúng với con đường thiền mà đức Phật dạy.

25.11.16

Việc nên làm trước tiên

Mỗi lúc mỗi nơi, chúng ta thường tự hỏi mình nên làm gì đây? Việc gì đáng ưu tiên trước?
Đức Phật dạy rằng, như người làm thủy lợi thì phải lo dẫn nước vào ruộng, người làm tên thì phải lo nắn tên cho thẳng, người thợ mộc thì phải lo cắt gỗ, bào gỗ, đục gỗ, cũng như vậy, người trí thì phải lo tự nhiếp thân tâm mình (Pháp cú 80).

22.11.16

Một kỉ niệm nhỏ về Trưởng lão Giác Dũng

PTA: Từ ngày 16/3/2014 đến ngày 23/3/2014, những người học trò sơ cơ của Trưởng lão Giác Dũng đã về tại Phương Thảo Am để cùng tập tu 7 ngày tưởng nhớ Thầy sau 1 năm Thầy viên tịch. Vào chiều ngày cuối cùng của khóa tu, 23/3/2014, được sự đồng ý và hỗ trợ của Sư Giác Kiến, cô Nguyên Hoa cùng với quý Phật tử đạo tràng Thiền Quang Buôn Ma Thuột đã tổ chức buổi nói chuyện thân mật với nội dung Trưởng lão Giác Dũng: Những điều chưa biết về một bậc thầy khả kính.
Về tham dự buổi nói chuyện này có quý Phật tử đã từng gần gũi học đạo với Trưởng lão Giác Dũng, cùng với nhiều thân hữu Thiền Quang trong thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện trong tỉnh Đăk Lăk. Cùng về tham dự còn có quý Phật tử từ Tp. Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh. Với lòng kính quý Trưởng lão, quý Phật tử ở xa cũng về tham dự đã làm cho buổi nói chuyện trở nên ấm áp hơn. 

21.11.16

Kinh Bốn Cơ Sở Quán Niệm - Satipatthana Sutta

PTA: Kinh Bốn Cơ Sở Quán Niệm là cẩm nang của người thực hành tỉnh giác. Đây là bản kinh căn bản nhất của thiền Phật giáo. Các thầy hướng dẫn thực hành tỉnh giác đều dựa trên bản kinh này để giới thiệu và chỉ dạy phương pháp thực hành cho người học. Hôm nay chúng tôi giới thiệu bản kinh này ở đây để các bạn đọc là thân hữu Phương Thảo Am, học viên các lớp Thực học tỉnh giác và các bạn có quan tâm đến thiền Phật giáo cùng đọc. Bản dịch tiếng Việt này do HT. Minh Châu dịch, gọi là Kinh Niệm Xứ. Những chỗ in đậm là chúng tôi tô để học viên các lớp Thực học tỉnh giác lưu ý.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kinh Niệm Xứ
Hòa Thượng Minh Châu dịch
Nguồn: Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Trung Bộ

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kiềm-ma sắt đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo,.
Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn.
Thế Tôn thuyết như sau:– Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ.
Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

20.11.16

Totto-chan, cô bé bên cửa sổ _ Trích dòng hồi ký của tác giả Tetsuko Kuroyanagi

Buổi nói chuyện thân mật và ấm áp tại PTA hôm nay gợi lên rất nhiều điều để chia sẻ với các thân hữu đang tu học tại đây.

Bài viết mà PTA muốn chia sẻ dưới đây không phải là điều gì mới lạ, mà chỉ đơn thuần là bài cũ. Xem lại kỹ càng lời bộc bạch chân thành của người học trò nhỏ ( nữ tác giả Tetsuko Kuroyanagi ) đối với người thầy đáng kính ( thầy hiệu trưởng Sosaku Kobayashi ) khi "Cô bé bên cửa sổ" năm nào giờ đây đã trưởng thành.
Trường Tomoe và những dòng hồi ký đầy tình người của Tetsuko Kuroyanagi

Nương tựa nơi mình và lấy chánh pháp làm ngọn đèn

Hôm nay tất cả chúng ta hãy chắp tay niệm Phật để biết ơn ông thầy giáo.
Hãy lấy chánh pháp làm ngọn đèn soi sáng con đường tu tập của mình để đi đến trí tuệ giải thoát.

19.11.16

Ông thầy tu

Mọi người lớn nhỏ, ai ai cũng phải biết ơn hai ông thầy. Đó là ông thầy giáo, là mẫu quốc. Quốc gia hưng thịnh là nhờ nền giáo dục vững chắc. Nền giáo dục vững chắc, là quốc gia hưng thịnh. Ông thầy thứ hai là ông thầy thuốc. Là ông thầy duy nhứt bảo hộ sức khỏe.

17.11.16

Thầy lạy Phật

Có một việc thầy làm, tưởng chừng như không cần nói đến, nhưng rất ý nghĩa. Đó là lạy Phật.

13.11.16

Totto-chan, Cô Bé Bên Cửa Sổ _ phần 5

5. THẦY HIỆU TRƯỞNG

Khi Totto-chan và mẹ bước vào phòng, một người đàn ông đang ngồi ở ghế liền đứng dậy.
Tóc ông lưa thưa trên chóp đầu. Đôi ba chiếc răng đã rụng. Nhưng sắc mặt trông rất rất tươi tắn. Mặc dù không cao lắm, ông có đôi vai và cánh tay rắn chắc và gọn gàng trong bộ đồ ba mảnh màu đen đã sờn cũ. Totto-chan nhanh nhẹn cúi đầu chào rồi hăng hái hỏi: “Thưa ông, ông là gì, là hiệu trưởng hay là trưởng ga?”

Mẹ bối rối chưa kịp đỡ lời thì ông ấy cười và đáp: “Tôi là hiệu trưởng của trường này.”
Totto-chan cảm thấy sung sướng. “Ồ, vui quá!” cô bé nói “bởi vì em muốn thầy giúp em chuyện này. Em muốn học ở trường của thầy.”

11.11.16

Trò Chơi Bắt Dế

Potthila là vị giáo thọ của một tăng đoàn ở tịnh xá Đại Lâm.

Sư tinh thâm tam tạng, uy nghi cốt cách sư phạm rất đường bệ… chỉ hiềm một điều là sư chưa chứng quả, dù sư đã được đức Phật cắt đặt công việc trùng tuyên kinh luật cho một hội chúng tỳ kheo đông đảo.

Vì thế, mỗi lần sư Potthila đến hầu thăm Phật, đức Thế Tôn liền gọi một cách thân ái lẫn trêu chọc:

- À đây! Cái ông sư rỗng đã đến!

Và khi sư cáo từ, Ngài liền bảo đại chúng:

- Cái sư thầy rỗng đó đi rồi!

Những lời nói này lọt vào tai Potthila làm cho sư vô cùng đau xót. Biết đức từ phụ muốn khuyến khích mình, tôn giả Potthila lấy làm bối rối, không biết làm cách nào đề hạ thủ công phu sao cho thành một ông sư “đặc” hẳn hoi.

8.11.16

tạp ghi hỏi dại

Cái này là cái tạp ghi. Là cái hỏi dại. Hôm trước có Hỏi dại một lần rồi. Mấy bạn bảo là ăn được, cũng như rau rừng, xuyến chi ở PTA, ăn được hết mà. Hễ cái gì ăn được thì chia. Có một chút lòng là vui rồi.

~~~~~~~~~~~~~

Mấy hôm nay tôi theo bạn bè rong chơi đây đó. Gặp lại bạn cũ, là các thầy các cô xuất sĩ, lòng thật vui. Trong những ánh mắt, những câu chào, tôi thấy còn đó rất nhiều cảm thông, chan chứa tình người. Điều này nói không hết.
Về lại Phương Thảo Am, chiếc am lá nhỏ quen thuộc, tôi bỗng ngạc nhiên sao mấy ngày qua nhiều người ghé Phương Thảo Am quá vậy. Sáu năm qua, từ ngày về ở Phương Thảo Am đến nay, chưa có dịp nào người ta tụ hội về Phương Thảo Am đông đến thế.
Tôi vừa tiễn anh Tịnh Viên về, rất nhiều câu hỏi tại sao tại sao... ùn lên.
Rồi hết câu này đến câu khác, từ đơn giản đến phúc tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, có hết. Và không trật tự.
Người ở đâu mà về Phương Thảo Am đông vậy? Sao đông mà không ồn ào? Mà rất sống động chứ không trơ lặng?

4.11.16

Lời Mẹ Dạy

TJiun, một vị Thiền sư phái Shingon, vốn là một học giả chữ Phạn thời Tokugawa. Lúc còn là thiền sinh, ngài hay thuyết giảng cho các đồng môn.

Khi hay tin, mẹ ngài liền viết cho ngài một lá thư: "Con ạ, mẹ không tin rằng khi con hiến mình vào cửa Phật là cốt để trở thành một cuốn tự điển sống. Biện bác, sành sõi, vẻ vang và tự mãn chẳng đi đến đâu. Mẹ muốn con hãy dẹp cái trò lên lớp đó đi. Hãy dọn mình tĩnh tu trong một tiểu viện ở chốn thâm sơn cùng cốc. Dành mọi thì giờ cho việc thiền quán, may ra con mới ngộ được chánh đạo.

( Nguồn: Trích 101 truyện thiền )