22.12.17
20.12.17
Duyên cộng hưởng: vừa cho vừa nhận
Lần đầu đặt chân đến Tịnh xá Ngọc Phương, thầy cảm nhận nơi
đây có một đạo tràng nề nếp và tu tập trang nghiêm. Điều đó đã khiến thầy rất hạnh
phúc. Thầy cũng cảm nhận có sự cộng hưởng tổng thể được đóng góp bởi mỗi thiền
sinh. Mỗi phật tử tu tập đã tạo nên sự cộng hưởng chung thành một tập thể
trang nghiêm, thanh tịnh.
Thương yêu và Thái độ sống là một chủ đề ý nghĩa vì thương
yêu mang tính chất giao hòa giữa cuộc sống, nhưng thương yêu phải tỉnh thức. Tỉnh
thức có ý nghĩa chuyên sâu hơn nhưng lại không xa rời thực tại cuộc sống.
Thầy nhận ra mình được tiếp xúc với sự thương yêu và cộng hưởng lớn ở nơi tu tập này. Ai ở trong một trường cộng hưởng như
vậy đều được nhận hạnh phúc, bởi cộng hưởng chính là vừa cho, vừa nhận. Ví
như khi chúng ta cho đi một năng lượng tỉnh thức thì năng lượng ấy được phóng
ra đến toàn thể mọi người; cũng như khi ta nhận lại năng lượng thì cũng nhận được
nguồn năng lượng ấm áp từ mọi người. Từ ngữ cộng hưởng thực sự có ý nghĩa rất
hay, sâu sắc và bao trùm. Sự cộng hưởng ấy không chỉ giữa con người với con người
mà còn cộng hưởng đến sinh vật muôn loài, con sâu, cái kiến, và cả những thế giới
có xúc cảm. Thế nên mới có câu: “Vô tình bụi, đất, đá, cây bao đồng”. Bụi đất
làm tốt phần của bụi đất, bụi đất không cần nghĩ phải làm cho cây
trái xanh tốt nhưng chỉ cần bụi đất làm tốt phần của mình là cây
trái cũng vô tình được hưởng những điều tốt đẹp của bụi đất mà tự nhiên xanh
tươi.
Subscribe to:
Posts (Atom)